Những kết quả đạt đợc trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Nông Cống thời gian qua

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nông cống (thanh hoá) giai đoạn 2001 2010 (Trang 51 - 67)

việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Nông Cống thời gian qua

Dới sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo của UBND huyện Nông Cống, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã thu đợc những thành tựu đáng kể.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu hiện nay gồm: khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản, may mặc, đồ gỗ gia dụng, đan lát, làm nón, mũ lá, làm chiếu, hơng bài…

Ngành nghề truyền thống của Nông Cống cũng gắn bó với cuộc sống nông nghiệp với đồng ruộng, vờn rừng, sông nớc. Theo D địa chí Nông Cống thì trớc đây Nông Cống có trên 30 ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, những ngành nghề đó đã dần mai một và chỉ còn lại một số nghề.

Quán triệt chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về phát triển ngành nghề ở nông thôn, UBND huyện Nông Cống và các cơ quan chức năng đã phối hợp và tiến hành những biện pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề. Đào tạo nghề và nâng cao chất lợng nguồn nhân lực trong các làng nghề là vấn đề có tính then chốt.

Tại các làng nghề của huyện, hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xa với những hình thức khá đa dạng. Tuy nhiên, do cha tiếp cận đợc với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, việc dạy nghề cho lao động chủ yếu dới hình thức truyền nghề, cha có sự cải tiến trong chất lợng sản phẩm, do vậy năng suất và chất lợng sản phẩm tại các làng nghề không cao. Xuất phát từ tình hình đó, ban chỉ đạo phát triển ngành nghề truyền thống của huyện đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu cần đào tạo cho ngời lao động tại các làng nghề, đánh giá đội ngũ những nghệ nhân, những ngời đang truyền nghề tại các làng nghề để từ đó có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề tơng đơng để huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành những nghề phù hợp nhằm nâng cao tay nghề của ngời lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngời lao động.

Bên cạnh đó, chú trọng việc sản xuất gắn với thị trờng tiêu thụ, tìm kiếm những thị trờng mới, duy trì những thị trờng truyền thống.

Hiện tại, những làng nghề ở Nông Cống đã có bớc phát triển khá, sản phẩm làm ra không những đạt năng suất, chất lợng mà còn nâng cao về mẫu mã, kiểu dáng để cạnh tranh tốt trên thị trờng trong nớc và thế giới.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 làng nghề truyền thống ở các xã Trờng Giang, Vạn Thắng, Tế Nông, Tợng Sơn, Trờng Trung.

Trong đó:

- Làm nón lá: có 3 làng nghề làm nón lá tại các thôn Yên Tuần, Yên Lai, Tuy Hòa của xã Trờng Giang và thôn Tín Bản xã Trờng Trung. Hiện nay sản xuất và tiêu thụ ổn định ở thị trờng trong nớc.

- Dệt chiếu, sản xuất cói: có 4 làng nghề dệt chiếu, sản xuất cói gồm thôn Tín Bản xã Trờng Trung, thôn Tế Độ xã Tế Nông, thôn Ngọc Lẫm xã Trờng Giang, thôn Kén xã Tợng Sơn. Các làng nghề chủ yếu sản xuất sản phẩm thô hoặc chế biến bán thành phẩm (cói khô, cói xe sợi).

Nông Cống là một huyện có diện tích trồng cói khá lớn, đứng thứ hai sau Nga Sơn, đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để huyện phát triển các ngành nghề thủ công từ nguyên liệu cây cói.

Tính đến năm 2009, toàn huyện có 275 ha trồng cói, năng suất bình quân toàn huyện đạt từ 70 tạ/ha. Thu nhập từ sản xuất cói của toàn huyện trong năm đạt 15,4 tỷ đồng. Các xã có diện tích cói lớn nh Trờng Giang, Trờng Trung, Minh Khôi, Tợng Văn, Tế Nông… ngời lao động có thu nhập cao từ cây cói.

Cói thành phẩm của các xã hiện nay phần lớn đợc bán cho các chủ dệt chiếu tại xã Quảng Trờng (Quảng Xơng) và các chủ đầu nậu ở Nga Sơn để xuất khẩu sang thị trờng Trung Quốc, số còn lại, nhân dân dùng làm nguyên liệu dệt chiếu tại địa phơng.

Trong những năm qua các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, nhiều tổ hợp, doanh nghiệp t nhân và các cơ sở sản xuất cá thể tăng nhanh. Năm 2008, các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 735 cơ sở so với năm 2006, trong đó chủ yếu là các hộ cá thể với hơn 1/3 số hộ, doanh nghiệp t nhân và hợp tác xã đợc thành lập, khôi phục ngành nghề truyền thống để sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu cây cói. Các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu cây cói nh thảm cói, chiếu cói, hàng thủ công mỹ nghệ từ cói đang đợc quan tâm phát triển khá mạnh, nhiều mặt hàng không chỉ có mặt trên thị trờng nội tỉnh, trong nớc mà còn xuất khẩu sang thị trờng các nớc nh Trung Quốc và các nớc trong khu vực Đông Nam á, đem lại nguồn thu nhập đáng kể từ cây cói.

- Nghề làm hơng bài: có một làng nghề làm hơng bài ở làng Quyết Thắng xã Vạn Thắng. Làng nghề có thị trờng nguyên liệu ổn định, ít có khả năng mở rộng sản xuất.

Hoạt động sản xuất tại các làng nghề đã thu hút hàng năm trên 750 lao động, đa lại lợi nhuận khá lớn. Thu nhập bình quân của mỗi lao động tại các làng nghề đạt từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, UBND huyện có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các làng nghề nh hỗ trợ vay vốn sản xuất, mở lớp liên kết dạy nghề giữa các làng nghề với một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn nh doanh nghiệp Vĩnh Hằng, Trung tâm dạy nghề huyện… nhằm nâng cao tay nghề cho ngời lao động, phổ biến một số nghề mới có năng suất và thu nhập cao nhằm mở rộng quy mô sản xuất cho các làng nghề.

2.2.2.2. Về đào tạo nghề và nhân cấy nghề mới

Giai đoạn 2001 2005

Thực hiện chơng trình đào tạo nghề theo Đề án số 309/ĐA – UB của UBND huyện Nông Cống, công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện đã đạt đợc một số kết quả bớc đầu.

Trong sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, đa số nông dân không còn chăm

chăm canh tác theo kinh nghiệm, họ hiểu rằng cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp mới có thể thúc đẩy năng suất, chất lợng, từ đó nâng cao đời sống. UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các ban ngành địa phơng các xã, thị trấn tổ chức các lớp tập huấn về công tác trồng trọt và chăn nuôi cho ngời lao động. Mở các lớp dạy nghề chăn nuôi, thú y… cho các cán bộ và ngời dân trong các xã, thị trấn trên toàn huyện, giúp cho ngời lao động hình thành kỹ năng sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lợng và hiệu quả sản xuất. Tận dụng những cán bộ lâu năm trong các ngành nông, lâm thủy sản có nhiều kinh nghiệm để làm giáo viên giảng dạy tại các lớp. Với những bài giảng có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu,

đầy tính thực tiễn, ngời học có thể hiểu và nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung bài giảng.

Trong giai đoạn này, huyện đã mở đợc 435 lớp đào tạo các nghề cho lao động nông thôn về các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đa số ngời lao động sau khi đợc đào tạo đã tiến hành áp dụng kiến thức vào trong sản xuất đa lại năng suất và chất lợng cao.

Về nhân cấy nghề mới: tổng số lao động đợc đào tạo là 3.480 lao động ở 21

xã trong huyện (trong đó: thêu ren 963 lao động, móc hộp 2.217 lao động, mây giang xiên 300 lao động), với hình thức doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm.

Đây là một trong những ngành nghề mới đợc du nhập nên công tác đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn. Ngời lao động cha quen với những thao tác khéo léo nên khó hình thành kỹ xảo. Sản phẩm làm ra còn kém chất lợng, năng suất thấp. Bên cạnh đó, lực lợng giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lợng và hạn chế về mặt trình độ gây không ít khó khăn cho công tác đào tạo nghề.

Sau một thời gian gián đoạn về nguồn hàng và giá trị ngày công thấp, cộng với ngời lao động chủ quan trong đào tạo, nôn nóng về thu nhập nên số ngời tham gia sản xuất, số lao động còn duy trì làm nghề còn lại 600 lao động = 17,2% (trong đó: thêu ren là 450 lao động = 47% tập trung ở xã Minh Nghĩa; mây giang xiên 150 lao động = 50% tập trung làm nghề cho doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng và kĩ thuật hạ tâng Nông Cống).

Nguyên nhân của tình trạng trên là do, trong giai đoạn này công tác đào tạo nghề còn cha đợc chú trọng và đầu t đúng mức. Các ngành nghề phát triển còn nhỏ lẻ, vốn đầu t ít, đặc biệt trong các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, máy móc, thiết bị khai thác và chế biến thiếu thốn nên việc sản xuất chỉ dừng lại ở phần thô, cha đạt đến phần tinh, kỹ xảo.

Trung tâm Giáo dục thờng xuyên – Dạy nghề Nông Cống tuyển sinh và đào tạo chủ yếu một số nghề nh:

+ Điện dân dụng: cho các cán bộ xã phụ trách điện nông thôn với số lợng 33 xã, thị trấn (mỗi đơn vị 1 ngời).

+ Tin học cho lớp 12:

Số lợng 10 lớp 12/năm, 4 học sinh/lớp = 400 học sinh. Đào tạo trong 5 năm với số lợng 2000 học sinh.

Giai đoạn 2006 2009

Thời gian này, công tác đào tạo nghề có tốc độ phát triển rõ nét.

Trong sản xuất nông nghiệp: bớc đầu huyện đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ

khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lợng. Đào tạo chuyên sâucho đội ngũ cấn bộ khuyến nông để phục vụ mục tiêu phát triển trang trại và các vùng chuyên canh lớn. Khuyến khích hỗ trợ các hình thức dạy nghề, học nghề. Trong 4 năm (2006 - 2009), Trung tâm khuyến nông – khuyến lâm của huyện đã mở đợc 780 lớp cho 51.320 lợt ngời tham dự để chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, học các chuyên đề về lúa lai, ngô lai, chăn nuôi lợn thịt, bò sữa, mô hình cá - lúa kết hợp, kỹ thuật nuôi ếch, thêu ren xuất khẩu, chiếu, nón lá… góp phần hình thành tập quán sản xuất theo hớng hàng hóa bền vững cho nông dân.

Những năm gần đây, kinh tế trang trại đợc đặc biệt quân tâm, đầu t phát triển. Toàn huyện hiện có 438 trang trại, trong đó, 23% số trang trại có thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên… việc chuyển dịch diện tích trồng lúa năng suất thấp sang mô hình cá – lúa đã phát huy hiệu quả cao.

UBND huyện đã xây dựng đề án về phát triển đàn bò lai sind, đàn bò sữa, nuôi lợn hớng nạc ở các xã Hoàng Sơn, Hoàng Giang, Trờng Sơn, tận dụng 778 ha diện tích mặt nớc bỏ hoang để nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, huyện đã tập trung chỉ đạo nông dân làm quen với cách nuôi trồng thủy sản theo phơng pháp công nghiệp.

Hội nông dân huyện phối hợp chặt chẽ với trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm mở các lớp dạy nghề, chuyển đổi nghề cho hội viên. Hằng năm, tổ chức đợc trên 10 lớp dạy nghề cho nông dân. Hiện nay một lực lợng lớn lao động nông thôn đợc học các nghề mới nh: nuôi cá, nuôi tôm sú, trồng nấm, sản xuất đồ mộc,

trồng hoa cây cảnh… Đợc trang bị và nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật, nhiều hội viên mạnh dạn ứng dụng vào thực tế đem lại hỉệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngời lao động.

Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các xã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, công ty và các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển. Vì vậy từ năm 2006, các xã trên địa bàn huyện đã có cá đơn vị nh: Công ty TNHH Đức Tài, công ty TNHH Quốc Đại, công ty TNHH Duy Hải, công ty may Trờng Thắng, cơ sở Trờng Phúc, công ty Phú Đạt. Công tác đào tạo nghề có nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi trung tâm dạy nghề của huyện đợc thành lập và hoạt động khá hiệu quả từ 07/2007. Từ năm 2007 đến năm 2009, mỗi năm Trung tâm dạy nghề có từ 7 đến 10 lớp đào tạo nghề theo chơng trình Quốc gia về đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn.

Năm 2007 đào tạo 10 lớp với 300 học viên Năm 2008 đào tạo 10 lớp với 300 học viên Năm 2009 đào tạo 10 lớp với 300 học viên

Các lớp học do cán bộ, giáo viên của trung tâm dạy nghề và các thợ mĩ nghệ giảng dạy trong thời gian tập trung là 3 tháng với số lợng 480 tiết (trong đó 1/3 số tiết học lí thuyết, 2/3 số tiết học thực hành), giảng dạy và học tập theo phân phối chơng trình của Sở Lao động – Thơng binh và Xã hội ban hành.

Bảng 2.4: Xếp loại học lực của học sinh các khóa đào tạo nghề (đvt: %)

Năm học Giỏi Khá Trung bình

2007 0 80 20

2008 0 90 10

2009 5 70 25

Từ ngày ra đời, Trung tâm Dạy nghề huyện Nông Cống luôn xem xét thị tr- ờng lao động cần những nghề gì để từ đó có những phơng án khả thi trong đào tạo, tăng cờng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để phấn đấu có thêm nghề đào tạo, từ đó ngời lao động có thể lựa chọn nghề phù hợp tận dụng đợc tối đa tiềm năng của địa phơng là định hớng chính hoạt động của trung tâm.

Từ năm học 2008 – 2009, Trung tâm dạy nghề của huyện đã mở thêm các lớp tin học, cơ khí gò hàn, điện dân dụng, may công nghiệp và một số nghề truyền thống nh: dệt chiếu, làm nón lá, thêu ren, trồng hoa, cây cảnh… để mở rộng quy mô đào tạo, thu hút nhiều lao động học nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn mà không tác động nhiều tới môi trờng sinh thái.

Năm học 2008 – 2009 trung tâm đã đào tạo đợc 16 lớp may công công nghiệp với 480 học sinh, 4 lớp điện dân dụng với 100 học sinh, 10 lớp tin học cho cán bộ giáo viên các trờng tiểu học, trung học cơ sở và các cán bộ xã trong toàn huyện với số lợng là 300 học viên.

Đặc biệt, sau khi ra trờng, hầu hết các học sinh của trung tâm đợc nhận vào công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn nh: Công ty may Chiến Thắng, công ty TNHH Phơng Hà, doanh nghiệp Vĩnh Hằng…

Doanh nghiệp Vĩnh Hằng là một trong những trung tâm đào tạo nghề với số lợng lớn cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Đợc thành lập năm 2007, với các ngành nghề đào tạo chủ yếu là mây giang xiên, thêu ren, đan đèn lồng, làm tăm hơng, đan giành….

Từ ngày thành lập, công ty đã tiến hành nắm bắt nhu cầu học nghề của từng xã, thị trấn. Tích cực phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức mở lớp dạy nghề tại các trung tâm học tập cộng đồng của 18/33 xã trong toàn huyện. Công ty đào tạo những nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế nguồn nhân lực địa phơng, u tiên đối tợng lao động thuộc hộ nghèo, hộ mất đất sản xuất nông nghiệp, lao động thuộc đối tợng chính sách…. Với đặc thù đối tợng lao động nông thôn tay nghề thấp, không quen với kiến thức mới nên phơng pháp

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nông cống (thanh hoá) giai đoạn 2001 2010 (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w