1.3. Những rào cản với công tác đào tạo nghề cho lao độngnông thôn ở nớc ta những năm qua nông thôn ở nớc ta những năm qua
Sau hơn 23 năm thực hiện đờng lối đổi mới, dới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nớc ta đã đạt đợc những thành tựu khá toàn diện và to lớn.
Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn cha tơng xứng với tiềm năng lợi thế và cha đồng đều giữa các vùng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lợng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và nghành nghề phát triển chậm, cha thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của ngời dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Mức
độ chênh lệch giàu nghèo, giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh những vấn đề xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là chất lợng lao động nông thôn nớc ta còn thấp, thiếu trình độ chuyên môn kĩ thuật.
Trớc xu thế mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới, vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nớc ta đang đối mặt với nhiều thử thách gay gắt để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra, trong đó nổi bật là đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề.
Trong khi gần 1/2 dân số là lực lợng lao động thì hơn 85% là lao động phổ thông cha qua đào tạo. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, kĩ thuật viên và công nhân nớc ta là 1 : 1,5 : 2,5, so với tỉ lệ trung bình ở các nớc Đông Nam á là 1 : 4 : 10. Điều đó nói lên rằng tỉ lệ đào tạo ở nớc ta quá nhiều cử nhân và quá ít công nhân và kỹ thuật viên. Nói cách khác, đó là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang gây không ít khó khăn cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do một số yếu tố sau:
Thứ nhất, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thiếu hệ thống và
thờng xuyên.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian một thời gian dài cha đợc coi trọng đúng mức. Nhiều bộ, ngành địa phơng, cán bộ, đảng viên và xã hội nhận thức cha đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thờng xuyên, liên tục và có hệ thống.
Số liệu điều tra mới nhất cho thấy, hiện mới có 18,7% lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nớc là 25%; lao động nông thôn qua đào tạo nghề có sự chênh lệch giữa các vùng kinh tế (vùng đồng bằng Sông Hồng 19,4%; đồng bằng Sông Cửu Long 17,9%; trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%). Mạng lới cơ sở dạy nghề tuy đã phát triển nhng chủ yếu tập trung ở các khu đô thị. Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu rất ít có cơ sở dạy nghề hoặc có thì quy mô nhỏ thiếu xởng thực hành… Cả nớc hiện còn có
253 huyện cha có trung tâm dạy nghề; có khoảng 31% phòng học và 20,7% số nhà xởng thực hành của các cơ sở dạy nghề là nhà cấp bốn, nhà tạm.
Thứ hai, do quy mô đào tạo ở các trờng trung học, dạy nghề quá nhỏ, trên
50% số trờng có quy mô đào tạo dới 500 học sinh/năm. Quy mô nhỏ là lý do chính làm cho chi phí đào tạo trên một đơn vị đào tạo cao. Trớc sức ép của nhu cầu đào tạo thực tế, nhiều trờng rơi vào tình trạng quá tải.
Thứ ba, chất lợng đội ngũ giáo viên còn bất cập. Đội ngũ giáo viên dạy
nghề cho lao động nông thôn còn thiếu về số lợng, hạn chế về trình độ. Tình trạng quá tải đã gây ra thiếu giáo viên cả về tơng đối và tuyệt đối. Điều đó làm cho không ít nơi giáo viên không đủ thời gian để nghiên cứu, bổ sung kiến thức thờng xuyên và tình trạng “dạy xô“ còn khá phổ biến.
Thứ t, nhu cầu đào tạo nghề ở nông thôn phần lớn còn mang tính tự phát,
thiếu quy hoạch đồng bộ với nhu cầu của nền kinh tế. Các chỉ tiêu đào tạo còn quá lệ thuộc vào kinh phí cha theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế, có nơi, có lúc còn nặng tính chất “xin - cho”, cấp phát đơn thuần. Do áp lực từ phía ngời lao động mà gần đây đào tạo nghề ngắn hạn nổi lên nh một hình thức để bù đắp cho sự suy giảm đào tạo nghề dài hạn và sự thiếu hụt trầm trọng công nhân kĩ thuật.
Thêm vào đó, sự phân bố các trung tâm đào tạo nghề rất không đồng đều theo địa lí cũng nh nhu cầu sử dụng. Phần lớn các trung tâm tập trung ở thành thị, trong khi rất vắng bóng ở các vùng nông nghiệp, nông thôn, nơi đang rất cần những ngời nông dân đợc đào tạo bài bản để hội nhập nền công nghiệp nớc nhà với thế giới. Hơn nữa, không có sự bổ sung kịp thời những lao động có đào tạo cho nông nghiệp, thì quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn khó đạt đợc kết quả mong muốn.
Thứ năm, hệ thống đãi ngộ và việc làm hiện nay cha khuyến khích lao động
làm việc tại nông thôn. Nhiều con em vốn từ nông thôn, đã qua đào tạo, dù không có việc làm cũng cố ở lại thành thị để chờ thời cơ. Thực tế này không chỉ làm xói mòn cả kiến thức đã đợc đào tạo và lãng phí nguồn lực mà còn tạo xu thế kém phát triển lâu dài ở các vùng nông thôn rộng lớn.
Chính phủ đã đặt mục tiêu nâng cao tỉ lệ lao động đợc đào tạo tới 25% lực l- ợng lao động và nâng cấp các chơng trình đào tạo, cung cấp trang thiết bị, tài liệu giảng dạy mới và theo sát hơn với các công nghệ mới. Tuy nhiên, mục tiêu chung ấy cần phải đợc chi tiết hóa thành các chỉ tiêu cụ thể để có tính khả thi khi triển khai.
Trên thực tế, ngân sách nhà nớc bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng cha tơng xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lợng dạy nghề.
Kinh phí Dự án “ Tăng cờng năng lực dạy nghề” thuộc Chơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 trong những năm qua tăng nhanh, nhng số lợng trờng và trung tâm dạy nghề đợc hỗ trợ đầu t của Dự án còn ít (mới chỉ hỗ trợ cho 3 trờng tiếp cận trình độ khu vực; 60 trờng trọng điểm; 50 trờng trung cấp nghề khó khăn; 219 trung tâm dạy nghề cấp huyện). Mức kinh phí hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề huyện cũng hạn chế, mỗi trung tâm dạy nghề mới đợc hỗ trợ với mức 500 - 800 triệu đồng/năm, nhiều trung tâm dạy nghề mới đợc đầu t trong 1-2 năm gần đây. Dự án mới chỉ bố trí kinh phí để xây dựng các chơng trình khung dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cha bố trí kinh phí để xây dựng chơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thờng xuyên; kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn trong Dự án mới chỉ hỗ trợ cho khoảng 300 ngời/năm. Mức hỗ trợ nh vậy là thấp so với yêu cầu thực tế.
Kết luận chơng 1
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc và chịu ảnh hởng, tác động thờng xuyên của nhiều yếu tố. Đảng và Nhà nớc ta đã rất quan tâm và có những chính sách phù hợp, tích cực nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đợc thì đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn gặp phải những rào cản rất lớn. Do vậy, sự cần thiết phải đa ra đợc những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những rào cản ấy không chỉ là vấn đề quan tâm
của Đảng, Nhà nớc, mà còn là trách nhiệm của các địa phơng và toàn thể nhân dân.
Chơng 2
ĐàO TạO NGHề CHO LAO ĐộNG NÔNG THÔN TRÊN ĐịA BàN HUYệN NÔNG CốNG (THANH HóA) GIAI ĐOạN 2001 2010: THựC–
TRạNG Và GIảI PHáP