PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 159 - 161)

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân

PHẦN KẾT LUẬN

DLST hiện là xu hướng phát triển tích cực của nhiều quốc gia có ngành du lịch đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có VIệt Nam. Mặc dù chỉ mới thực sự tham gia trong 1-2 thập kỷ gần đây, nhưng DLST Việt Nam đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho hoạt động DLST khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trong xu thế hội nhập và phát triển, vùng DHCNTB vốn là một vùng duyên hải giàu tài nguyên về DLST, gồm cả tự nhiên và nhân văn đã kịp thời vận động tham gia theo sự phân công chung về hoạt động của cả nước, nhờ vậy hoạt động DLST của vùng DHCNTB đã có một số nét khởi sắc và đang dần trở thành một điểm DLST được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và chọn lựa, hoạt động DLST đang đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương.

Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận lại thì hoạt động của DLST của vùng với quy mô còn quá nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng DLST và thương hiệu du lịch hiện có

của mình. Bên cạnh đó việc tổ chức quản lý, khai thác hoạt động DLST hướng đến phát triển đang còn nhiều bất cập. Tồn tại trước hết phải kể đến việc thiếu một hệ thống lý luận về DLST, thiếu về những kinh nghiệm, những mô hình thực tiễn trong việc triển khai thực hiện, thiếu những chiến lược phát triển trung hạn, dài hạn cùng với việc tạo lập những sản phẩm DLST đặc thù gắn với những giải pháp xuyên suốt và đồng bộ để thực hiện những mục tiêu phát triển đã đề ra. Đối với các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các Hiệp hội du lịch các tỉnh, các doanh nghiệp DLST lữ hành, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch rất cần một định hướng chiến lược phát triển gắn với những mục tiêu cụ thể cho một vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc nêu trên việc nghiên cứu để định ra những nội dung phát triển về DLST ở vùng DHCNTB là việc hết sức cần thiết, nếu đề tài: “Phát triển DLST ở các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020” được nghiên cứu thực hiện sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các cơ quan quản lý du lịch, các công ty DLST lữ hành tham khảo và vận dụng. Trên cơ sở các nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập và xử lý, theo các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp mô hình hồi quy dự báo định lượng được xác lập và sử dụng giúp cho việc phân tích đánh giá thực trạng, lượng hóa các mục tiêu được khách quan và sâu sát hơn.

Ngoài ra, để tham khảo và học tập những bài học kinh nghiệm thực tiễn có giá trị của các nước Asean đã và đang áp dụng thành công những chính sách quản lý về DLST ở các vùng miền cụ thể, đề tài đã nghiên cứu những nội dung cụ thể như về phát triển DLST văn hóa-làng nghề, DLST văn hóa cộng đồng-homestay, bài học về khai thác biển đảo gắn với việc bảo tồn tại các khu BTTN biển,…Kết quả được đúc rút qua những kinh nghiệm cốt lõi về điều kiện môi trường KT-XH tương đồng với vùng DHCNTB.

Trong phần phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động DLST của vùng DHCNTB đã được vẽ lại toàn cảnh theo 2 mảng không gian chính: DLST Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó nêu bật các đặc trưng về tài nguyên DLST, quy mô hoạt động của các loại hình DLST đang được khai thác để đáp ứng nhu cầu của du khách, những thành công và hạn chế trong hoạt động,…Đúc kết từ các phân tích tổng hợp nêu trên, phân

tích SWOT về DLST của vùng được thiết lập nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định các giải pháp phát triển và đề xuất những kiến nghị cần thiết.

Do DLST là một nội dung rất sâu rộng và phức tạp, nên luận án chỉ đi sâu phân tích một số nội dung cốt lõi,và trong thời gian từ 1995 đến nay, nội dung chú trọng nhiều hơn đến phân tích đặc điểm nguồn “cung” của địa bàn DLST, riêng yếu tố “cầu” được nghiên cứu trên góc độ mức độ cảm nhận, và tổng hợp từ thực tiễn hoạt động trong phạm vi giới hạn ở vùng DHCNTB, cụ thể là tại hai điểm đến mang tính chất động lực về DLST của toàn vùng là: Mũi Né-PhanThiết, Ninh Chữ-Vĩnh Hy.

Gắn với những nội dung thực trạng hoạt động, để làm căn cứ hoạch định chiến lược phát triển, các quan điểm phát triển cũng lần lượt được nêu, từ cấp vĩ mô toàn quốc, đến các chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch của các vùng- miền, các quan điểm của các tỉnh, còn có nghiên cứu phân tích các nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến việc đề xuất giải pháp. Trong nội dung các giải pháp được chia thành 2 nhóm chính: nhóm giải pháp về sinh thái môi trường và nhân văn, nhóm giải pháp về các yếu tố phát triển. Trong từng nhóm giải pháp được chia thành các giải pháp thành phần có nội dung chi tiết và cụ thể. Để tạo hiệu quả đồng bộ trong thực hiện các giải pháp, một số kiến nghị với các cấp liên quan như với Chính phủ, với các tỉnh, với các doanh nghiệp, và với người dân và cộng đồng cũng được đưa ra.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 159 - 161)