Những khó khăn và tồn tại:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 101 - 103)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

i/ Về tình hình đầu tƣ ở2 VQG và các vùng sinh cảnh khác tại Ninh Thuận:

2.5.2 Những khó khăn và tồn tại:

Trong quản lý hoạt động du lịch, về nhận thức chưa có sự phân biệt rõ về sự giống và khác nhau giữa các loại hình du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, vì vậy chưa có kế hoạch - quy hoạch hợp lý để phát triển DLST tại các VQG, các khu BTTN, khu BTB nhất là đối với khái niệm DLST biển đảo.

Ý thức của người dân và khách du lịch và cả những nhà đầu tư nói chung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Ở nhiều nơi người dân trình độ dân trí còn thấp, nghèo, là hậu quả gián tiếp gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST. Bên cạnh đó đa số các dự án du lịch ven biển chỉ khai thác du lịch trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có, nhận thức về sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học còn bị xem nhẹ hoặc bỏ qua dẫn đến việc xâm phạm và huỷ hoại tài nguyên rừng và tài nguyên

thiên nhiên vẫn còn tiếp tục tái diễn trên quy mô lớn (nhất là các vùng San hô ở ven biển và hải đảo).

Do hoạt động DLST còn rất mới mẻ ở vùng DHCNTB, nên việc định hình của sản phẩm và dịch vụ về DLST chưa hoàn chỉnh dẫn đến tính hấp dẫn của sản phẩm DLST chưa cao, nghèo nàn-đơn điệu, hầu hết các sản phẩm phục vụ khách du lịch ở các VQG, KBTTN, KBTB chỉ mang tính chất giới thiệu, du khách chủ yếu mới được tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, biển với các loài được tham quan là các loài thực vật và một số loài côn trùng hoặc động vật bò sát nhỏ, hoặc các rạn san hô ở các bãi cạn lộ thiên,...còn các loài động vật quý hiếm rất hiếm khi bắt gặp hoặc chỉ thấy gián tiếp qua phim ảnh ở thư viện bảo tàng của VQG.

Việc quy hoạch của chính quyền địa phương không đồng bộ về các khu du lịch ven biển và việc quản lý từ việc xây dựng đến xả thải ra môi trường bị buông lỏng trong thời gian dài đã làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên – môi trường gây ô nhiễm nặng nề vùng ven biển, tàn phá nguồn tài nguyên ven biển đã làm xấu đi hình ảnh của vùng biển sạch đẹp hoang sơ trong lòng du khách vốn có trước đây.

Đối với hoạt động DLST, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ ràng minh bạch nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia đầu tư phát triển DLST. Chương trình đầu tư chiều sâu trên các VQG, KBTTN do chính TW quản lý cững không đồng bộ, chưa gắn nội dụng cụ thể nhằm phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển các loại hình DLST, ngoài ra trong chiến lược phát triển chung Chính phủ cũng chưa có chính sách khuyến khích cụ thể để làm động lực cho cộng đồng địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch lữ hành tham gia trong hoạt động đầu tư và phát triển sản phẩm DLST.

Việc xúc tiến quảng bá cho hoạt động DLST chưa được chú trọng triển khai, hầu như các thông tin về chương trình giới thiệu về các hoạt động về DLST của vùng DHCNTB chưa đến được với du khách trong và ngoài nước.

Tiềm năng phát triển DLST rất to lớn nhưng việc liên kết với các tỉnh thành khác để mở rộng thị trường chưa được chú trọng, ngoài ra việc liên kết hội nhập quốc tế cũng chưa được tính đến trong việc liên kết nối tour DLST với các nước trong khu vực đang phát triển mạnh về loại hình này như Thái Lan, Malaysia, Indonesia (mặc dù nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đã đặt vấn đề nhiều lần)

Hiện tại các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đại chúng vẫn được ưu tiên đầu tư tốt hơn trong khi đó đối với các điểm DLST xa thì việc đầu tư dàn trải, còn chậm, các cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ, phương tiện thông tin liên lạc, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ở đi lại, giải trí cho khách DLST không có gì khác biệt so với khách đi theo tour du lịch đại chúng.

Thiếu cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về phát triển DLST nhất là trong lĩnh vực biển- đảo, các hướng dẫn viên du lịch hiện rất thiếu nhưng nếu có cũng chỉ mắn kiến thức du lịch chung chung, còn kiến thức về thực hành DLST cũng như diễn giải về tài nguyên DLST theo các tour, điểm du lịch còn rất sơ khai, thiếu chuyên môn và yếu về nghiệp vụ.

Thiếu các nội dung về khung pháp lý như luật DLST cũng như các văn bản quy định liên quan đến nội dung về các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho đầu tư xây dựng, thiết lập khu, điểm và tour DLST .

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)