Các di tich lịch sử-văn hóa: a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

2.2.2.1Các di tich lịch sử-văn hóa: a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:

i/ Khu BTB Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong-Bình Thuận):

2.2.2.1Các di tich lịch sử-văn hóa: a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:

a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:

Vương quốc Chăm Pa hình thành rất sớm vào cuối thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên trên dải đất thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung ngày nay và đặc biệt vào giai đoạn suy tàn, các đế chế Chăm Pa tập trung chính ở vùng DHCNTB hình thành Vương quốc lấy tên Panduranga. Trong gần 2.000 năm tồn tại và phát triển, vương quốc Chăm Pa đã sáng tạo ra nền văn hóa đặc sắc từng vang bóng một thời, dãi đất từ Ninh Thuận cho đến Bình Thuận có hàng chục di tích nhóm đền tháp Chăm.Tháp Chăm được xây bằng gạch, kỹ thuật sử dụng gạch đất nung thật tuyệt diệu và tinh vi. Cụ thể những cụm tháp nổi tiếng ở vùng DHCNTB bao gồm:

- Tháp Poklong Garai(Phan Rang-Ninh Thuận): là một cụm tháp, công trình kiến trúc còn tương đối nguyên vẹn bằng gạch đạt đỉnh cao của người Chăm. Tháp PoKlông Garai là địa điểm hằng năm được cộng đồng người Chăm tổ chức các lễ hội Katê theo Chăm lịch, và đây là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và tham gia các dịp lễ hội.

- Tháp Hoà Lai (Thuận Bắc-Ninh Thuận): còn có tên gọi là Ba Tháp, cụm tháp này trước đây được các chuyên gia khảo cổ học phương Tây đánh giá là cụm tháp cổ đẹp hàng đầu ở Việt Nam. Cụm tháp bao gồm 3 tháp: tháp Trung tâm, tháp Bắc và tháp Nam, do chiến tranh cùng với sự tàn phá của thời gian, vào năm 1978 tháp Trung tâm đã bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại tháp Bắc và Nam.

- Tháp Pôrômê (Ninh Phước-Ninh Thuận): toạ lạc trên một đỉnh đồi dốc đứng cao khoảng 50m. Tháp tương đối còn nguyên vẹn, đây là một trong 3 địa điểm tổ chức lễ hội Katê lớn của người Chăm hằng năm.

- Nhóm đền tháp Pô Sah Inư (Tháp Phố Hài- Bình Thuận): nằm trên đồi cao khoảng 50m, dưới chân đồi là biển cả, Pô Sah Inư là nhóm đền tháp Chăm có vị trí quan trọng so với các di tích kiến trúc ở Bình Thuận cũng là nơi diễn ra lễ hội Tết Kate của người Chăm ở Bình Thuận.

- Ba nhóm tháp mới được phát hiện gần Phan Thiết: Tháp bà Châu Rế; Tháp làng Ghọ; Tháp Pô Ptao Yang Tôm (Bình Thuận);

- Nhóm các đền thờ và di tích văn hóa Chăm ở Bình Thuận: đền thờ Pô Klông Mơh Nai; đền thờ Pô Nít; đền thờ công chúa Bàng Tranh (hay Vàng Chanh); vòng thành Sông Lũy, bảo tàng Chăm (Phan Thanh-Bắc Bình).

b/ Các đình – chùa- miếu mạo:

Gắn với lịch sử lưu dân người Việt đi mở mang bờ cõi phương Nam, vốn là vùng đất mới nên có bề dày lịch sử cũng như quy mô chưa lớn, thời gian chưa dài. Một số chùa tiêu biểu được khách hành hương thăm viếng hàng năm gồm:

- Khu vực Ninh Thuận: có chùa Trùng Quang nằm trên núi Đá Chồng, chùa Trùng Khánh, đền Khổng Tử, chùa Trà Cang nằm ở núi Chà Bang (Ninh Phước). Tại thành phố Phan Rang có các chùa mang phong cách kiến trúc Trung Hoa như chùa Ông, chùa Quan Thánh, chùa Bồ Đề, chùa Diệu Ấn, chùa Ngọc Ninh,..

Về miếu thờ Thành Hoàng để tưởng nhớ đến công đức người xưa có 5 ngôi đình đã được Bộ VHTT-DL xếp hạng di tích quốc gia như đình Vạn Phước (1999) đình Dư Khánh (1999) đình Văn Sơn (1999) đình Đắc Nhơn (1999) đình Thuận Hòa (2001) đình Khánh Nhơn (2002) và miếu Xóm Bánh (2002).

-Khu vực Bình Thuận: có đình Xuân An (tại Chợ Lầu, Bắc Bình); đình Xuân Hội (Sông Luỹ, Bắc Bình); đình Làng Đức Thắng (Phan Thiết); đình làng Đức Nghĩa (Phan Thiết); đình làng Phú Hội (Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc); đình Tú Luông (Đức Long, Phan Thiết); miếu Bình Thạnh; Cổ Thạch Tự (chùa Hang) (Bình Thạnh, Tuy phong); chùa Linh Sơn Tự (chùa Núi Tà Cú) (Hàm Thuận Nam); Linh Quang Tự (Tam Thanh, Phú Quý); dinh Thầy Thím (Tân Hải, Hàm Tân); dinh vạn thờ Thần Nam Hải (cá Voi) (Phan Thiết); Ngoạ du sào và mộ chí sỹ Nguyễn Thông (Phan Thiết); di tích Dục Thanh (Phan Thiết); bia chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng (Tánh Linh)...

iii/ Các di tích lịch sử nổi tiếng khác:

Chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh: nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, đặc biệt nơi đây có di tích Dục Thanh, là ngôi trường mà Bác đã dừng chân dạy học vài năm trước khi xuất dương tìm đường cứu

nước; khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong (Bình Thuận); khu căn cứ kháng chiến Bác Ái (Ninh Thuận).

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 59 - 61)