Kinh nghiệm của Philippines về phát triển DLST biểnđảo gắn với bảo tồn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

+ Nét tương đồng: Quản lý khai thác nhiều vùng biển hoang sơ và giàu tài nguyên biển và cư dân duyên hải, chính quyền các tỉnh, các bang với sự kết hợp tổ chức khai thác của các doanh nghiệp của Philippines, họ đã vận dụng linh hoạt chính sách vừa khai thác để phát triển DLST trên tinh thần khuyến khích tiết kiệm các nguồn năng lượng thiên nhiên, vừa nghiêm ngặt trong công tác bảo tồn nhất là ở các khu bảo tồn

biển và các vườn quốc gia, các điều kiện về địa lý lãnh thổ và kinh tế xã hội ở đây giống với vùng DHCNTB.

Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, địa hình phong phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về cảnh quan biển đảo thơ mộng nên Philippines đã tận dụng được lợi thế này để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển. Trong ngành du lịch Philippines việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái để tiến tới phát triển du lịch bền vững được coi là nội dung ưu tiên trong chiến lược phát triển quốc gia. Năm 2010 Philippines đón được tổng số 3,52 triệu lượt khách quốc tế, mang lại nguồn thu khoảng 5,430 tỷ USD. [37]

Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lưọc phát triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia này, nhưng những kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có điều kiện phát triển tương đồng tham khảo. Trước hết với thành công, cần ghi nhận về mặt tổ chức, để quản lý khai thác có hiệu quả môi trường thiên nhiên của chính quyền. Chính phủ đã thành lập Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Bộ này có nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, phát triền và sử dụng hợp lý môi trường, các nguồn tài nguyên của đất nước. Quyền hạn của cơ quan này được giao rất lớn, bao gồm cả việc cấp phép và ban hành các quy chế về khai thác sử dụng mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên theo luật định nhằm bảo đảm chia sẽ công bằng các lợi ích thu được cho thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai. Bộ Môi trường và Tài nguyên luôn quan tâm và hỗ trợ các sáng kiến của người dân trong bảo vệ và bảo tồn, phát triển. Đây chính là động lực góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và sinh thái.[101,22]. Tiếp đó, Chính phủ còn chủ trương đẩy mạnh “ phát triển du lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trường”. Ngoài ra Chính phủ Philippines còn quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái.

Với hơn 7.000 hòn đảo, Philippines không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế nói chung và DLST nói riêng, Chính phủ Philippine

rất chú trong đến việc khai thác các dạng năng lượng xanh và sạch. Như nguồn năng lượng từ sức gió, ánh nắng mặt trời và năng lượng địa nhiệt. Chiến lược này đã tỏ ra rất hữu dụng đối với các khu du lịch nghỉ dưỡng tại các đảo xa đất liền, nơi quanh năm đầy nắng gió và nguồn nhiệt lượng dồi dào. Thêm vào đó xu hướng của khách du lịch quốc tế ngày nay muốn chọn điển đến những nơi có hoạt động du lịch xanh và có trách nhiệm với môi trường. Hướng đến du lịch sinh thái bền vững, ngành du lịch Philippine đã đưa ra khẩu hiệu: “ Không lấy đi ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân, không mang về ngoài những kỹ niệm và không tốn gì ngoài thời gian”.[101,36] Bên cạnh đó, để phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái – nhân văn, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu. Điển hình là việc quy hoạch khu du lịch thị trấn Vigan, định hướng quy hoạch được xây dựng với mục tiêu tăng trưởng gắn bó mật thiết với việc phục hồi lại các di sản văn hoá và lịch sử. Bộ Du lịch Philippines đã ban hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo tồn các địa danh văn hoá lịch sử có giá trị cho phát triển du lịch, xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hoá quan trọng. Hoạt động du lịch ở đây không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi và tái phát triển các ngành công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống trong khu vực như sản xuất gốm sứ (Burnay), gạch Vigan cổ, dệt thủ công, nghề nhuộm vải…

Ngoài ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường. Song song với hoạt động này, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi. Các khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn được tổ chức thường xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp, minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường trong lòng mỗi người dân. Đây có thể nói là những nhân tố góp phần thúc đẩy du lịch của Philippines tăng trưởng bền vững trong các năm qua.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 38 - 41)