Khách DLST nội địa: (khảo sát tại địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 90 - 100)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

i/ Về tình hình đầu tƣ ở2 VQG và các vùng sinh cảnh khác tại Ninh Thuận:

2.4.1.2 Khách DLST nội địa: (khảo sát tại địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)

a/ Xuất xứ nguồn khách đến:

Sơ đồ 2.11 : Xuất xứ khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB

Qua kết quả điều tra cho thấy khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB phân bố ở Ninh Thuận cũng như Bình Thuận có tỷ lệ thành phần khá phù hợp nhau, trong đó chiếm đa số là từ TPHCM, tiếp đến là các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh Nam bộ, đặc biệt trong 4 năm trở lại đây xuất hiện lượng khách phía Bắc và miền Trung ngày càng đông…Chỉ tiêu này phù hợp với tài liệu điều tra cùa ngành Thống kê trước đây.

Sơ đồ 2.12: Thống kê số lần khách DL nội địa đã đến vùng DHCNTB

Khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB từ 1 đến 2 lần chiếm đa số (trên 53%), nhóm đi từ 3 đến 10 lần chiếm khá cao (trên 39%). Đặc biệt ở Bình Thuận nhóm đi trên 10 lần đạt 6,7% cho thấy du lịch Bình Thuận có sự thu hút mạnh mẽ trong những năm gần đây làm tăng lượt khách quay trở lại nhiều hơn.

Sơ đồ 2.13 : Thành phần trong đoàn khách DLST nội địa tham gia chuyến đi Như vậy khách DLST nội địa khi đến vùng DHCNTB thường đi chung với vợ /chồng hoặc bạn bè (trên 83%), số đi riêng lẻ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 16,2%), điều này sẽ giúp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ phải tính đến tiện nghi và sản phẩm dịch vụ theo hướng phục vụ số đông và có chất lượng.

c/ Thời gian và các loại hình lưu trú của khách nội địa lựa chọn:

đi một mình đi với vợ hoặc chồng đi với bạn bè

16.20%

43.40% 40.40% 40.40%

Thành phần khách DLST nội địa tham gia chuyến du lịch đến vùng DHCNTB

Sơ đồ 2.14: Thời gian chuyến đi của khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB Về thời gian của chuyến đi của khách DLST nội địa hầu hết chỉ kéo dài 2-4 ngày 9 chiếm từ 49% đến 65%, phù hợp với thực tế là khách DLST chỉ đi đến vào những ngày cuối tuần, số người có thời gian chuyến đi kéo dài từ 5-10 ngày chiếm khá đông (từ 11%-19%). Địa bàn Ninh Thuận nơi xa TPHCM hơn lại có nhiều điểm DLST hấp dẫn nên vài năm gần đây thu hút nhiều khách DLST nội địa là học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đến khám phá, thưởng ngoạn theo tour dài ngày.

Sơ đồ 2.15 : Các loại hình lưu trú mà khách DLST nội địa lựa chọn khi đi DL Sự lựa chọn các cơ sở lưu trú khi đến DL ở vùng DHCNTB đối với khách DLST nội địa qua điều tra cho thấy chủ yếu là các resort ven biển, các khách sạn trung bình và nhà nghỉ, số chọn khách sạn cao cấp chỉ chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5,2%). Riêng ở Bình Thuận số du khách chọn nhà nghỉ bình dân chiếm tỷ lệ khá cao (gần 35%).

Sơ đồ 2.16 : Các phương tiện thông tin để khách DLST nội địa biết đến vùng DHCNTB

Từ sơ đồ trên cho thấy khách biết đến điểm du lịch vùng DHCNTB hầu hết qua các báo, tạp chí (trên 33%), tiếp đến biết qua internet (15,94%), biết qua sự giới thiệu của bạn bè (17,78%), biết qua thông tin từ các hãng du lịch lữ hành từ các Brochure cũng chiếm tỷ lệ khá cao (14,05%).

đ/ Những nội dụng hoạt động sẽ tham gia và sự quan tâm đến các yếu tố môi trường du lịch của khách DLST nội địa :

Qua điều tra cho thấy đa số du khách nội địa mong muốn tham gia các hoạt động về nghỉ dưỡng, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, khám phá leo núi, đi thăm các VQG, KBTTN, đi dạo trong rừng, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương, tham quan các di tích văn hóa lịch sử. một số khác muốn chọn loại hình thăm thú các vườn cây ăn quả, vùng nông nghiệp nông thôn (xem chi tiết ở phần phụ lục B)

Bảng 2.16: Mức độ quan tâm đến các yếu tố môi trường du lịch của khách DLST nội địa được khảo sát tại Ninh Thuận và Bình Thuận

ĐVT: %

Rất

quan tâm

Quan tâm Không quan tâm

Ninh Thuận Bình Thuận Ninh Thuận Bình Thuận Ninh Thuận Bình Thuận - Thể thao khám phá 25,20 14,00 32,70 68,59 42,20 17,32

- Nghỉ dưỡng –thư giãn

- Văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương

- Tâm linh-tôn giáo - Khám phá thiên

nhiên, khu bảo tồn hoang dã 67,30 56,20 12,8 22,20 76,68 40,42 34,64 61,21 23,20 19,00 36,60 29,70 16,86 30,48 37,18 25,64 9,50 24,50 50,60 48,00 6,46 29,10 28,18 10,39

Đối với môi trường du lịch tại điểm đến, từ bảng 2.22 cho thấy khách DLST nội địa rất quan tâm đến nghỉ dưỡng- thư giãn, khám phá thiên nhiên và tham quan các di tích văn hóa địa phương.

e/ Đánh giá cảm nhận về sự hài lòng của khách DLST nội địa:

Qua kết quả điều tra, cho thấy khách DLST nội địa ghi nhận, đánh giá các điểm nổi bật ở điểm đến vùng DHCNTB lần lượt là: sự an toàn cho du khách, ẩm thực độc đáo, sự thân thiện của người dân địa phương, đa dạng của các di tích văn hóa lịch sử… Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của khách DLST nội địa về môi trường DL và các yếu tố phục vụ khác khi đến Ninh Thuận và Bình Thuận.

ĐVT: %

Các yếu tố thuộc môi trường hoạt động du lịch Rất tốt hoặc tốt Trung bình hoặc kém Không quan tâm Ninh Thuận Bình Thuận Ninh Thuận Bình Thuận Ninh Thuận Bình Thuận -Sự an toàn của cá nhân

-Về tính thân thiện của người địa phương 30,10 45,10 96,10 78,30 2,90 48,7 3,90 17,60 17,00 6,20 0 4,10

-Ẩm thực truyền thống địa phương

-Các di sản văn hóa lịch sử có thể đến tham quan được -Đường sá đến các vùng bảo tồn và thiên nhiên hoang dã -Sự đa dạng của các hoạt động thể thao

-Cơ hội đi mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm 40,50 20,30 21,60 18,30 22,90 76,40 33,50 27,70 21,50 45,70 47,40 50,70 53,30 49,30 47,40 20,10 52,40 40,30 51,70 28,20 12,10 29,10 25,10 32,30 29,70 3,50 14,10 29,30 26,80 16,10

f/ Thu nhập và mức chi tiêu của du khách DLST nội địa:

Sơ đồ 2.17:Thống kê mức thu nhập bình quân của khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB.

Sơ đồ 2.18 : Mức chi tiêu bình quân cho chuyến đi và mức phí sẳn sàng chi trả cho các cơ sở lưu trú - dịch vụ có hoạt động gắn trách nhiệm về đạo đức và môi trường của khách DLST nội địa

Thu nhập của nhóm khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB chiếm đa số ở mức trung bình khá (16-45 triệu đồng/năm), riêng mức chi tiêu cho chuyến đi đạt mức khá từ 1-5 triệu/ chuyến. có gần 10% chi ở mức từ 5-7 triệu. Khách DLST nội địa cũng sẵn sàng chi trả thêm mức phí từ 1-3% cho các cơ sở dịch vụ-lưu trú có hoạt động mang tính chất DLST và có trách nhiệm với môi trường.

g/ Tuổi đời và nghề nghiệp và trình độ học vấn của khách DLST nội địa:

Sơ đồ 2.19 : Thống kê lứa tuổi và nghề nghiệp của khách DLST đến vùng DHCNTB Từ các sơ đồ trên cho thấy tuổi đời của du khách tương đối trẻ, đa số từ 26-35 tuổi (chiếm 26,33%), số nhỏ hơn 25 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao (gấn 22%). Nghề nghiệp của khách nội địa chiếm đa số là nhân viên kinh doanh, học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng.

h/ Trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu về hoạt động DLST của khách DLST nội địa:

Sơ đồ 2.20: Thống kê trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu về DLST của khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB

Qua sơ đồ 2.20 ở trên cho thấy khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB có trình độ bình quân cao, có đến 27% có trình độ CĐ-đại học và trên đại học, trình độ phổ thông và trung học chuyên nghiệp chiếm đến 72,98% trong tổng số. Về kênh thông mà khách DLST nội địa tìm hiểu về hoạt động DLST chủ yếu qua đài báo, một số qua phương tiện internet và các công ty du lịch lữ hành.

i/ Sự ghi nhận đánh giá của khách DLST nội địa về mức độ và xếp loại đối với các điểm DL-DLSTđang khai thác trên địa bàn.

+ Khu vực Ninh Thuận: được ghi nhận và đánh giá : đa số du khách có xu hướng chọn và đánh giá cao các điểm du lịch có yếu tố sinh thái-tự nhiên gắn với biển, cảnh quan còn hoang sơ. Các yếu tố thiên nhiên hoang dã, các điểm du lịch gần các trục giao thông (như biển Cà Ná, Vịnh Vĩnh Hy,…), VQG Núi Chúa được du khách chú ý lựa chọn nhờ vào các dạng tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo. Bên cạnh đó các điểm DLST văn hóa như: cụm tháp Chăm, các làng nghề cổ của người Chăm cũng được du khách nội địa đánh giá cao.(xem chi tiết ở phần phụ lục B)

+ Khu vực Bình Thuận: từ bảng đánh giá và sắp hạng cho thấy khách du lịch trong nước lựa chọn của du khách quốc tế thiên về các địa danh gắn liền với biển, với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang dã và các di sản văn hóa lịch sử bản địa như tháp Chăm, các đền đài cổ của người Việt, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, các hồ, thác nước tự nhiên,…

Tóm lại, tổng hợp các kết quả khảo sát phân tích khách DLST nội địa đến vùng DHCNTB các năm qua cho thấy: xuất xứ phần lớn từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ (chiếm 58,5%), các tỉnh Nam bộ (chiếm 14,71%), có thêm du khách đến từ Hà Nội và các Tỉnh phía Bắc (10,36%). Về số lần khách đến lần thứ hai và các lần sau trên 31%, trong thành phần của đoàn khách tham gia, chủ yếu đi theo nhóm (đi với bạn, vợ hoặc chồng chiếm 83,8%), thời gian chuyến đi thường kéo dài từ 2-4 ngày, hiện số du khách đi từ 5-10 ngày đang có xu hướng tăng. Các loại hình lưu trú mà khách DLST nội địa lựa chọn là khách sạn trung bình (31%), các nhà nghỉ (19,6-34%), sự lựa chọn các resort ven biển ngày càng tăng (19-25%). Nguồn thông tin mà du khách biết điểm đến vùng DHCNTB chủ yếu từ các báo và tạp chí(38-55%), từ internet (15-16%), qua bạn bè (17,8%). Các hoạt động mà du khách mong muốn tham gia khi đến du lịch chủ yếu tắm biển, thưởng ngoạn, tiếp đến là khám phá thiên nhiên hoang dã, thăm các KBTTN, VQG. Khảo sát về sự hài lòng của khách DLST nội địa cho thấy họ đánh giá cao các yếu tố cảnh đẹp, an toàn, ẩm thực đặc sắc, nhiều di tích văn hóa-lịch sử để tham quan. Về lý lịch khách cho thấy tuối đời trẻ, trình độ học vấn khá cao, thu nhập từ trung bình đến khá, nghề nghiệp đa số là nhân viên các công ty, các sinh viên học sinh, các nhà quản lý. Mức chi tiêu trong chuyến đi còn ở mức trung bình.

2.4.1.3 Đặc điểm chung về khách DLST đến vùng DHCNTB:

Qua kết quả khảo sát các đối tượng là khách DLST quốc tế và khách DLST nội địa tại hai tỉnh thuộc vùng DHCNTB nêu trên, tổng hợp các đặc điểm của khách DLST, qua các bảng trên, một lần nữa khẳng định về đặc điểm khách DLST quốc tế, nội địa đến vùng DHCNTB có cùng các đặc điểm chung đó là: độ tuổi tương đối trẻ, trình độ văn hóa cao, đi từng nhóm nhỏ, mức chi trả cao, và thu nhập khá.

Nhìn chung qua các chỉ tiêu khảo sát nêu trên cho thấy du khách nội địa bước đầu trong hoạt động tại điểm đến Bình Thuận đã có nhu cầu tham gia các loại hình có dạng hoặc dạng gần với DLST, đa số mong muốn hòa đồng với môi trường thiên nhiên, với môi trường biển. Tuy nhiên hoạt động của họ còn thiên về các điểm DLST nằm ven

biển, gần đường giao thông và các khu thị tứ, các vùng rừng núi và thiên nhiên hoang dã ít được lựa chọn.

Tổng quát chung, vùng DHCNTB nhờ nằm vào vị trí ở phần cuồi cùng của dãi đất duyên hải miền Trung, là cửa ngõ của miền Trung, Tây Nguyên để tiếp cận với vùng biển Đông, vùng Đông và Tây Nam bộ, nơi có nhiều trung tâm kinh tế và dân cư lớn hàng đầu của cả nước. Vùng DHCNTB với lợi thế về nguồn tài nguyên DLST đặc sắc như có 2 VQG quy mô lớn, có 2 khu BTTN được Chính phủ phê duyệt thành lập, có 2 khu bảo tồn biển đặc trưng nằm trên hai đảo điển hình về tài nguyên biển bờ và đáy. Vùng DHCNTB còn có chiều dài bờ biển trên 300km, với nhiều vũng, vịnh, đầm, mũi đá độc đáo, xen kẻ có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Phan Thiết, Mũi Né, Hòa Thắng, Hàm Tân, Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên,... Về tài nguyên rừng vùng DHCNTB hiện có 126.529 ha rừng tự nhiên với sinh cảnh còn tương đối nguyên vẹn trong đó có 5.000 ha rừng giàu và nguyên sinh, 30.400 ha rừng trung bình và 91.129 ha rừng tự nhiên đặc trưng có đặc điểm ĐDSH có giá trị khác (Nguyễn Đình Vạn, ĐHQG Hà Nội).

Ngoài tài nguyên DLST về tự nhiên, về tài nguyên nhân văn, vùng DHCNTB còn được biết đến như là thủ đô cổ của vương quốc Chăm Pa (Pandurunga), đã từng có thời kỳ phát triển một nền văn hóa cực thịnh và còn truyền lại cho thế hệ sau những di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc là những tài nguyên DLST vô cùng quý giá.

Tuy có rất nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, có thể đáp ứng các sở thích và nhiều loại hình du lịch của du khách ngày nay, nhưng hiện tại DLST của vùng chưa phát triển, mức độ khai thác tài nguyên để phát triển DLST chỉ mới bước đầu nên các sản phẩm DLST rất nghèo nàn, các địa phương trong vùng chưa chủ động tạo ra các sản phẩm DLST để đáp ứng nhu cầu của du khách, thực tế hiện nay những sản phẩm này hầu hết đều do các hãng lữ hành trong nước khởi tạo và đề nghị (Ví dụ: các sản phẩm

khám phá rừng –thác phía Tây do Cty Vietmark tổ chức, sản phẩm Team building do Vietravel và Saigon Tourist, sản phẩm lặn khám phá biển do Cty Scuba Hàn Quốc, sản phẩm trượt nước, lướt ván trên biển do Jibe Club,...) và do đó kết quả mang lại chưa đáng kể. Trong xu thế phát triển chung của du lịch tiến bộ hiện nay, DLST ngày càng

trở nên là một nhu cầu không thể thiếu của du khách, cùng với chủ trương của Chính phủ đang quan tâm đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với yếu tố du lịch bền vững môi

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)