Những quan điểm phát triển theo các nội dung liên quan đến DLST: Quan điểm về sinh thái môi trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 113 - 116)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

3.1.2.1Những quan điểm phát triển theo các nội dung liên quan đến DLST: Quan điểm về sinh thái môi trƣờng

NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

3.1.2.1Những quan điểm phát triển theo các nội dung liên quan đến DLST: Quan điểm về sinh thái môi trƣờng

Quan điểm về sinh thái môi trƣờng

Nhằm khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, phương hướng sắp đến với lượng khách du lịch đến vùng DHCNTB dự báo vào năm 2020 sẽ đạt quy mô khoảng 7 triệu lượt khách (trong đó khách DLQT: 965.000 người, khách DLNĐ: 6.000.000 người) song song với việc khai thác phát triển du lịch cần chú trọng công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển DLST. Khuyến khích đầu tư phát triển theo khuynh hướng ”xanh-sạch-bền vững” nhằm tạo nên môi trường hấp dẫn khách du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị của sản phẩm du

lịch. Hạn chế tình trạng khai thác quá mức cùng với lượng khách đến tại một thời điểm quá đông làm quá tải và xuống cấp các điểm du lịch –DLST hiện nay.

Quan điểm về kinh tế

-Vùng DHCNTB cần đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư phát triển điểm DLST mới, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các vùng sâu vùng xa, vùng giàu tài nguyên DLST chưa được khai thác của các đối tác trong và ngoài nước, gồm các thành phần kinh tế, cụ thể:

+ Đề xuất mở rộng địa bàn ưu đãi đầu tư cho các vùng ven biển mà hạ tầng còn sơ khai như Ninh Phước, Thuận Nam (NT), Ninh Hải (NT), Tuy Phong, Hàm Tân (BT), Tánh Linh, Đức Linh (BT)

+ Trong khung giá thuê đất chung, cần có chính sách ưu đãi riêng về mức giảm hoặc miễn nhiều năm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực DLST, các dự án có nội dung tái tạo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như trồng rừng tạo cảnh quan, giữ gìn và khôi phục nguồn nước ven biển,...

+ Áp dụng chính sách linh hoạt để hỗ trợ nguồn vốn hoặc hỗ trợ lãi suất từ nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư DLST.

- Các tỉnh cần phối hợp để tiến hành thường xuyên các chiến dịch quảng bá về DLST cho địa phương mình, ngoài các thị trường chính trong nước như TPHCM, các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ và Hà Nội. Cũng cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch của vùng ra thị trường thế giới, đặc biệt chú trọng các thị trường truyền thống như Nhật, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Nga, Các nước Đông Âu.

-Trên bước đường hội nhập quốc tế và khu vực, các tỉnh cũng cần mở rộng liên kết đến các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia,... để nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLST đã thành công cũng như thất bại để vận dụng cho địa phương mình, tạo điều kiện cho DLST vùng DHCNTB phát triển nhanh và bền vững.

Quan điểm về đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái:

Uu tiên hàng đầu cho việc củng cố nâng cao chất lượng sản phẩm DLST hiện có và phát triển sản phẩm DLST mới, xem đây là nội dung mấu chốt trong chiến lược phát

triển DLST cho đến năm 2020, tầm nhìn đế năm 2030 của vùng. Cụ thể cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm DLST chất lượng, đặc sắc-độc đáo, đa dạng và có giá trị cao để đáp ứng nhu cầu của du khách, phát triển các sản phẩm DLST có hàm lượng cao về sinh thái môi trường, kết hợp hài hòa các yếu tố tự nhiên và văn hóa các địa phương. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm DLST dựa trên thế mạnh vốn có về tài nguyên DLST ở mỗi tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm DLST biển- đảo, DLST văn hóa-lịch sử, DLST gắn với yếu tố cộng đồng.

Ngoài DLST biển-đảo, khám phá thiên nhiên, cũng cần đẩy mạnh khai thác kho tàng văn hóa đặc sắc và độc đáo hiện có của đồng bào dân tộc Chăm, dân tộc Ragley, dân tộc K’Ho, cộng đồng người Hoa để tạo ra nhiều sản phẩm DLST đặc thù thu hút khách du lịch.

Quan điểm tập trung đẩy mạnh phát triển DLST văn hóa lịch sử vốn là thế mạnh nổi trội của vùng:

Nền tảng của DLST văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trước hết cần ngiên cứu và có kế hoạch hợp lý trong việc sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa theo một quy trình nghiêm ngặt, khoa họcvà đồng bộ theo từng giai đoạn đặc biệt là theo đặc thù văn hóa – xã hội của từng địa phương để DLST văn hóa phát triển một cách bền vũng, không gây tổn hại đến môi trường và nền văn hóa bản địa đặc sắc. Quy hoạch phát triển DLST nói chung và du lịch văn hóa - sinh thái nói riêng cho từng tỉnh cụ thể theo từng khu vực và tuyến điểm nhưng không được tách rời ra khỏi quy hoạch phát triển của vùng DHCNTB và vùng duyên hải miền Trung. Kết hợp du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác như gắn loại hình DLST, DL về với thiên nhiên, du lịch nông thôn với tìm hiểu đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số, du lịch homestay,...

Quan điểm tổ chức liên kết để phát triển DLST sâu rộng và bền vững

Thế mạnh về DLST của 2 tỉnh trong vùng DHCNTB là tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn hết sức phong phú hấp dẫn, nhưng thực trạng còn quá nhiều hạn chế và bất cập, chiến lược vạch ra là cần có sự liên kết ngang, dọc giữa hai tỉnh và với các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành

phố Hồ Chí Minh...để có cơ sở quy hoạch mạng lưới tổ chức khai thác du lịch hợp lý có tính chất hỗ trợ nhau, phát huy các thế mạnh của mỗi địa phương để tạo ra được những sản phẩm đặc thù của vùng, tránh chồng chéo, sao chép, gây hiệu ứng tiêu cực, đặc biệt có thể bổ trợ cho nhau để hình thành các tour tuyến DLST có chất lượng và thời lượng đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm cũng như về thời gian tour của du khách.

Quy hoạch các bãi biển chạy dọc từ Hàm Tân đến Vĩnh Hy để hình thành nên những cụm-điểm du lịch biển đặc thù mang tính liên hoàn tránh sự trùng lắp trên cơ sở lấy hai điểm Mũi Né, Ninh Chữ làm 2 cụm du lịch biển động lực.

Quan điểm chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động DLST

DLST thường diễn ra các hoạt động trên các vùng xa xôi, vùng nông thôn, miền núi. Hiện tại đội ngũ nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng rất thiếu và yếu nhất là ở các vùng xa, ở các khu BTTN, các VQG. Do đó để hỗ trợ phát triển DLST một cách bền vững cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm tăng cường về số lượng và chất lượng, chú trọng đào tạo nhân viên quản lý, các hướng dẫn viên,... đảm bảo cân đối ngành nghề, trình độ đào tạo các cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động DLST đồng bộ trên cấp độ vùng và địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực nam trung bộ đến năm 2020 (Trang 113 - 116)