Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hai loại men: men rượu và men ép tới quá trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu – khảo sát khả năng sản xuất cồn từ dịch ép trái điều bằng phương pháp chưng cất và hấp thụ (Trang 55 - 56)

1 4 Tanin trong trái điề u

2.4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hai loại men: men rượu và men ép tới quá trình

lên men.

Mục đích: Chọn ra loại men thích hợp cho lên men dịch điều.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với hai lần lặp lại.

Các loại men khảo sát gồm: Men rượu nhãn hiệu Bông lúa vàng của công ty Quân Tám và men ép nhãn hiệu Song mã của công ty Saf Việt.

Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm 2 Tên mẫu Loại men

MR Men rượu

ME Men ép

Lượng nấm men cần bổ sung vào dịch lên men được tính theo công thức [2, 9]: Số ml dịch quả . 2.106 tế bào/ml dịch quả

Lượng men cần bổ sung 

Số tế bào/g nấm men

Đối với men ép số lượng nấm men trong 1g men là 109 tế bào nên lượng men bổ sung là 2g/l.

Đối với men rượu số lượng nấm men là 1010 tế bào/g, vì thế lượng men bổ sung là 0,2g/l.

Mỗi mẫu được tiến hành lên men trong bình chứa kín, có dung tích 5 lít, thể tích dịch lên men là 1 lít.

Lượng gelatin sử dụng để loại tanin trong dịch điều ban đầu là 2g/l. pH của dịch điều được điều chỉnh ở 4,25 để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm men.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

- Độ Brix được theo dõi sau mỗi 24 giờ. - Lượng cồn 400 sau chưng cất lần 1.

- Thời gian theo dõi: đến khi độ Brix không thay đổi.

Hình 2.3: Mô hình thí nghiệm chưng cất thu hồi cồn từ dịch điều lên men

2.4.3. Thí nghiệm 3:Ảnh hưởng của các tỉ lệ men đến sự lên men. Từ thí nghiệm 2, chọn loại men thích hợp để tiến hành thí nghiệm 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu – khảo sát khả năng sản xuất cồn từ dịch ép trái điều bằng phương pháp chưng cất và hấp thụ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)