1 4 Tanin trong trái điề u
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cồ n
Hiện trên thế giới có khoảng gần 700 nhà máy lọc hóa dầu, riêng Mỹ có 149 nhà máy, châu Âu có 135 nhà máy. Mỗi năm, cả thế giới sử dụng khoảng 6 triệu tấn (ước khoảng 6,5 tỉ USD) phụ gia ethanol để pha chế vào xăng.
Đối với các hỗn hợp sinh học ethanol và xăng được quy định bằng cách sử dụng các chữ số: E5, E10, E85. E là từ ethanol trong tiếng Anh và con số là tỉ lệ phần trăm ethanol trong nhiên liệu. Các hỗn hợp phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng là E5, E10 và E85. Tại thời điểm này có khoảng 40 quốc gia sử dụng các loại xăng sinh học E làm nhiên liệu cho động cơ. Từ năm 2007, xăng E85 đã được chính thức sử dụng tại Áo, Pháp và Đức từ năm 2008. Mỹ có khoảng 250 triệu phương tiện sử dụng xăng và trong số chừng 170 ngàn trạm bán xăng thì có hơn 2.000 trạm bán xăng E85.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Mỹ cũng là nước tiêu thụ ethanol lớn nhất với khoảng 60% tổng sản lượng của thế giới.
Theo WorldBioPlants.com, hiện trên thế giới có 575 nhà máy ethanol với tổng công suất 80,631 triệu tấn. Các nguyên liệu chính để sản xuất ethanol là từ đường mía, ngô, củ cải đường, lúa mì…
Vấn đề nhiên liệu sinh học nói chung và đặc biệt là sản xuất ethanol phù hợp với các chiến lược chính của các nước phát triển nhằm bảo tồn sinh thái trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên của trái đất. Hầu hết các nước này đều đã hoàn tất lộ trình và chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng xăng pha ethanol hoặc các phụ gia sinh học.
Theo các chuyên gia, với việc bổ sung và thay thế xăng bằng ethanol, mỗi năm thế giới giảm được lượng tiêu thụ dầu thô khoảng 50 triệu tấn, tương đương với mức tiêu thụ của Hà Lan và Ba Lan cộng lại. Liên minh châu Âu có một kế hoạch được gọi là “20-20-20″ với yêu cầu các nước thành viên thực hiện lộ trình sử dụng năng lượng tái tạo đến năm 2020 lên 20%.
Chính phủ Mỹ cũng có chương trình hỗ trợ sản xuất ethanol cho các nhà máy chế biến với những chính sách ưu đãi đặc biệt bao gồm các khoản tín dụng thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ nhà nước cho nghiên cứu và phát triển… Bên cạnh đó là việc giảm thuế nhập khẩu ethanol, đề ra những nguyên tắc sử dụng pha chế ethanol với xăng và những đạo luật về việc chế tạo động cơ, ôtô có khả năng sử dụng hỗn hợp E15 và E85. Không có sự hỗ trợ của chính phủ, ngành công nghiệp ethanol của Mỹ sẽ không tồn tại.
Ethanol nhiên liệu được sản xuất tại 34 quốc gia trên 5 châu lục. Sản xuất chính được tập trung ở Mỹ (54%) và Brazil (34%). Mỹ sản xuất chủ yếu là từ ngô, Brazil sản xuất ethanol từ mía đường. Phần còn lại được sản xuất tại các nước châu Âu, Australia, New Zealand và Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ.
Hầu hết các quốc gia thực hiện chương trình nhiên liệu sinh học đều nhằm mục đích bảo đảm an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cũng là sự ảnh hưởng và phụ thuộc các lợi ích kinh tế, ngay cả khi chương trình vô hình trung tạo ra sự xung đột nội tại với việc sử dụng đất và các chính sách lương
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
thực, thực phẩm khác. Ví dụ, tổng diện tích canh tác các loại cây trồng nhiên liệu sinh học ở EU khoảng 9 triệu ha, Mỹ là gần 8triệu ha và 6,4 triệu ha ở Mỹ Latinh.
OPEC từng cảnh báo, sự phụ thuộc của Mỹ vào OPEC đã đưa an ninh của Mỹ vào chỗ nguy cơ. Câu trả lời này là ethanol. Mỹ muốn có được sự độc lập về năng lượng, ngành công nghiệp ethanol chính là chìa khóa giải bài toán này.
Tại Nam Mỹ, 4 quốc gia sản xuất ethanol nhiên liệu là Brazil, Colombia, Paraguay và Argentina.trong đó chỉ có Brazil là xuất khẩu, 3 nước còn lại đều chỉ sản xuất để tiêu thụ trong nước. Peru tương đối có tiềm năng về vùng nguyên liệu nhưng vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng. Không một quốc gia nào trên thế giới lại dựa vào ethanol triệt để như Brazil. Nước này có diện tích đất canh tác trồng mía cho sản xuất ethanol lên đến gần 8 triệu ha. 450 nhà máy đường ở Brazil hầu hết đều sản xuất ethanol. Ngành công nghiệp ethanol ở Brazil nhận được nguồn lực tài chính khổng lồ và những chính sách công phù hợp, ưu đãi khiến cho sản phẩm xăng sinh học ở đây có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới.
EU xếp vị trí thứ 3 về sản lượng ethanol nhiên liệu sau Hoa Kỳ và Brazil. Mặc dù ngành công nghiệp ethanol trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh, song thị trường ethanol châu Âu hiện đang gặp phải một số vấn đề, trong đó có sự thiếu hụt nguyên liệu và việc tăng giá các loại ngũ cốc. Trong khi chưa có được những chính sách phù hợp thì việc một số công ty ồ ạt mua đất đai quy hoạch vùng nhiên liệu đã tạo nên làn sóng phản đối của nông dân và gây ra những vụ bê bối quốc tế.
Ethanol sinh học châu Âu có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và an ninh năng lượng của châu Âu. Những nước có sản lượng ethanol lớn nhất là Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Tổng mức tiêu thụ nhiên liệu ethanol trong EU ước đạt 3.500 ngàn tấn và nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 23%. Ngoài số tự sản xuất được, nguồn nhập khẩu chính ethanol châu Âu là từ Brazil.
Với vai trò quan trọng trong sự cân bằng nhiên liệu của thế giới, lợi ích kinh tế lớn và tác động tích cực đối với môi trường, trong tương lai gần, triển vọng thị trường xăng sinh học ethanol được khẳng định là sẽ gia tăng mạnh mẽ và là xu thế tất yếu của thời đại khi nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn dần và trái đất của chúng ta đang bị đe dọa vì ô nhiễm.
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Việt Nam có nhiều tiềm năng vềnăng lượng sinh học (NLSH) có thể làm nhiên liệu thay thế cho xăng dầu có nguồn gốc dầu mỏ. Nhiều loại cây như sắn, ngô, mía,... có thể sản xuất cồn sinh học mà ở Việt Nam lại có nhiều vùng đất rất thích hợp với các loại cây trồng này. Sản lượng sắn cả nước năm 2007 là hơn 7 triệu tấn, mía đường hơn 14 triệu tấn và ngô gần 4 triệu tấn. Với sản lượng này có thể đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất cồn sinh học ở quy mô vừa và nhỏ. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm nếu như có sự điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng.
Nhận thấy được tiềm năng của thị trường Việt Nam về NLSH, các cơ quan, tổ chức của nhà nước cũng như các công ty tư nhân đã có các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất NLSH. Các công ty nước ngoài cũng đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các đối tác đầu tư trong nước.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PetroVietnam) đã đưa ra "Kế hoạch và Chương trình triển khai các dự án NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" tháng 2 - 2009 với nội dung tổng quát gồm phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và phân phối các loại NLSH. Thực hiện Kế hoạch này, trong thời gian qua, PetroVietnam đã phối hợp với các bộ ban ngành và các địa phương triển khai tốt công tác đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất cồn sinh học đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với công suất mỗi nhà máy là 100.000 m³ cồn/năm. Trong đó, tập đoàn giao Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trực tiếp làm chủ đầu tư 2 nhà máy ở tỉnh Phú Thọ và Bình Phước, còn tập đoàn trực tiếp làm chủ đầu tư Nhà máy Dung Quất ở Quảng Ngãi. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Sản xuất cồn nhiên liệu (Ethanol) tại Phú Thọ có số vốn 80 triệu USD, được xây dựng trên địa bàn huyện Tam Nông với diện tích hơn 50 ha, đã đi vào hoạt động đầu năm 2011. Vùng nguyên liệu trồng sắn và mía có diện tích 35.000ha đuợc đặt ngay tại Phú Thọ đủ để đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định. Nhà máy Sản xuất Ethanol tại Bình Phước đã được xây dựng tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng do Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông (OBF) - thành viên PVOil - làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 80 triệu USD, tiêu thụ khoảng 240.000 tấn sắn lát khô một năm. Sản phẩm của Nhà máy là ethanol biến tính sẽ được pha trộn với xăng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để phân phối trên thị trường cả nước. Nhà máy đã được vận hành thử nghiệm tháng 12/2011. Tháng 2/2012, Nhà máy sản xuất Ethanol Dung Quất đã cho ra mẻ sản phẩmđầu tiên. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 80 triệu USD, trên diện tích
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
24,62 ha, do Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (PCB) làm chủ đầu tư. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung hiện nay, sử dụng công nghệ tiên tiến. Nhà máy sử dụng nguyên liệu sắn lát để sản xuất ethanol. Vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.
Bên cạnh các nhà máy sản xuất Ethanol của Petro Vietnam, còn có nhiều các dự án sản xuất NLSH của các công ty khác đã được triển khai thực hiện. Điển hình là nhà máy sản xuất cồn sinh học - Nhà máy ethanol Đại Tân, đã được khánh thành và chính thức cung cấp xăng cho thị trường tháng 8/2010. Nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 900 tỉ đồng đặt tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam do Công ty Cổ phần Đồng Xanh đầu tư. Với công suất của nhà máy là 100.000 tấn ethanol/năm.