Phương pháp dùng chất hấp phụ chọn lọc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu – khảo sát khả năng sản xuất cồn từ dịch ép trái điều bằng phương pháp chưng cất và hấp thụ (Trang 37 - 38)

1 4 Tanin trong trái điề u

1.4.2.Phương pháp dùng chất hấp phụ chọn lọc

Phương pháp dùng chất hấp phụ chọn lọc là một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Chất hấp phụ chọn lọc thường được dùng là zeolite 3A có kích thước mao quản phù hợp với việc hấp phụ các phân tử nước.

Nguyên tắc của phương pháp: dựa vào kích thước mao quản của zeolite 3A chất hấp phụ này có thể hấp phụ những phân tử có kích thước nhỏ hơn kích thước mao quản và không hấp phụ những phân tử có kích thước lớn hơn.

+ Khi sử dụng zeolite 3A để hấp phụ sản xuất cồn tuyệt đối, bản chất là chất hấp phụ chọn lọc nước trong hỗn hợp nước và etanol có nồng độ thấphơn.

+ Kích thước động học của nước là 2,75A0 < 3A0. + Kích thước động học của rượu là 3,95A0 > 3A0.

Như vậy: zeolite 3A hấp phụ nước nhưng không hấp phụ rượu etanol. Quá trình hấp phụ có thể thực hiện theo hai dạng:

+ Hấp phụ lỏng – rắn. + Hấp phụ khí – rắn.

Hiện nay nước ta đã nghiên cứu thành công việc sản xuất zeolite 3A từ nguồn khoáng sét Lâm Đồng phục vụ cho công nghệ làm khan cồn bằng chất hấp phụ chọn lọc. Nếu có thể triển khai công nghệ sản xuất zeolite 3A vào thực tế thì giá của sản phẩm chỉ bằng ½ nhưng chất lượng tương đương, thậm chí còn cao hơn so với sản phẩm ngoại nhập cùng loại.

- Ưu điểm:

+ Tạo sản phẩm có nồng độ cao trên 99 %. + Công suất lớn.

- Nhược điểm:

+ Zeolite có tỉ lệ hao hụt cao

+ Độ sạch của sản phẩm chưa cao do có lẫn bụi zeolite.

Với công nghệ làm khan này, cồn nguyên liệu có thể nhập liệu ở cả dạng lỏng và dạng hơi.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu – khảo sát khả năng sản xuất cồn từ dịch ép trái điều bằng phương pháp chưng cất và hấp thụ (Trang 37 - 38)