Khái niệm giọng điệu và giọng điệu tự sự

Một phần của tài liệu Vũ trung tuỳ bút và tang thương ngẫu lục trong văn học việt nam thời kỳ cuối lê đầu nguyên (Trang 82 - 83)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2.1.Khái niệm giọng điệu và giọng điệu tự sự

Nói đến giọng điệu trong văn chơng là nói đến “thái độ, tình cảm, lập tr- ờng, t tởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm

thụ, xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [11;111]. Từ điển tiếng Việt cho rằng: “giọng điệu là giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định”. Giọng điệu thể hiện, phản ánh lập trờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Nó gắn chặt với đối tợng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt.

Giọng điệu tự sự là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi ngời trần thuật kể chuyện phải có khẩu khí, có giọng và điệu. Giọng điệu tự sự trong tác phẩm gắn với giọng trời phú của mỗi tác giả nhng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tợng thể hiện. Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thờng đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu”.

Giọng điệu tự sự của Vũ trung tuỳ bút và Tang thơng ngẫu lục là một trong những yếu tố cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học nghệ thuật. Bởi nó là “yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, cá tính của tác giả” [8;213]. Và cũng là một trong những đặc trng của văn xuôi nghệ thuật trung đại: giọng kể, tả lại sự kiện, tình tiết một cách lô gích theo cốt chuyện, nhân vật ngoài ra còn xen kẽ chất giọng trữ tình, bình luận… ngoại đề thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn.…

Một phần của tài liệu Vũ trung tuỳ bút và tang thương ngẫu lục trong văn học việt nam thời kỳ cuối lê đầu nguyên (Trang 82 - 83)