Biến động kiến trúc cảnh quan tại các làng xã có mức độ đô thị hoá khác

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 76 - 77)

b. phần nội dung

3.3. Biến động kiến trúc cảnh quan tại các làng xã có mức độ đô thị hoá khác

nhau

Trong quá trình đô thị hoá từ nay đến năm 2020 tại khu vực nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cấu trúc không gian cảnh quan làng xã thay đổi nh sau:

- Cấu trúc lấp đầy: Các làng xã có mức độ đô thị hoá thấp, do hạn chế về nguồn vốn đầu t cũng nh các điều kiện kinh tế xã hội sẽ có cấu trúc phát triển theo dạng lấp đầy. Không gian phát triển mới chủ yếu tận dụng quỹ đất trống ngay trong từng thôn hoặc ven các thôn xóm cũ. Dạng biến đổi cấu trúc này không thể xây dựng đợc không gian chuyển tiếp giữa khu vực cũ cần bảo tồn tôn tạo và khu vực phát triển mới. Kiến trúc mới nằm ngay bên trong làng xóm, dẫn đến xung đột về cảnh quan với kiến trúc truyền thống. Bởi vậy cần có cơ chế kiểm soát, qui định cụ thể về quản lý kiến trúc cảnh quan để đảm bảo dung hoà đợc yêu cầu bảo tồn, tôn tạo đồng thời với nhu cầu phát triển mới. Tuy vậy, do không gian cảnh quan ít biến động nên kiến trúc cảnh quan làng xóm truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo. Cấu trúc lấp đầy có thể phát triển thành cấu trúc mở rộng, cấu trúc phát triển thêm hoặc tiến thẳng lên cấu trúc đô thị tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và thời gian phát triển cụ thể của từng xã.

- Cấu trúc mở rộng: Các làng xã có mức độ đô thị hoá trung bình chỉ bị thu hồi một phần đất nông nghiệp, sẽ có cấu trúc biến đổi theo dạng mở rộng. Không gian phát triển mới có qui mô nhỏ hơn và nằm ngoài hoặc xen giữa các thôn xóm cũ. Khu vực bảo tồn và khu vực xây dựng mới đợc nối tiếp bằng không gian cây xanh mặt nớc. Cấu trúc mở rộng có khả năng biến đổi thành cấu trúc phát triển thêm hoặc cấu trúc đô thị.

- Cấu trúc phát triển thêm: Các làng xã có mức độ đô thị hoá cao, bị thu hồi hầu hết đất canh tác nông nghiệp, sẽ có cấu trúc biến đổi theo dạng phát triển thêm. Khu vực phát triển mới có qui mô bằng hoặc lớn hơn hẳn khu vực cũ. Không gian chuyển tiếp bằng hệ thống cây xanh mặt nớc do đó sẽ có qui mô lớn, vừa là không gian chức năng nối kết đô thị - nông thôn vừa là quỹ đất dự trữ phát

triển cho tơng lai, khi làng xã trở thành một phần của đô thị. Cấu trúc phát triển thêm có khả năng biến đổi thành cấu trúc đơn vị ở đô thị (thị trấn, thị tứ).

Tại các làng xã có mức độ đô thị hoá khác nhau thì kiến trúc cảnh quan cũng có những xu hớng biến động khác nhau. Do đó trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng phải dự kiến trớc đợc mức độ đô thị hoá và mức độ biến động của kiến trúc cảnh quan để đa ra các giải pháp quy hoạch và tổ chức không gian phù hợp nhất với đặc điểm riêng của từng địa phơng, từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w