2.1.1. Vị trí của chương
Nội dung kiến thức phần Cơ học hiện diện đủ trong nội dung chương trình vật lý từ lớp 6 đến lớp 12 nhưng những lớp có lượng nội dung kiến thức
tập trung cao là ở các lớp 6, 8 và lớp 10, gồm các phần động học và động lực học chất điểm; tĩnh học; cơ năng, các máy cơ và các định luật bảo toàn.
Phần Cơ học trong chương trình THCS được chia làm 2 giai đoạn: lớp 6 và lớp 8 và nội dung kiến thức được trình bày từ đơn giản đến phức tạp. Nếu như ở giai đoạn 1 các kiến thức vật lý chỉ được lựa chọn và sắp xếp theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống, phù hợp với khả năng nhận thức của các em, thuần túy theo quan điểm hiện tượng, các thuộc tính, quy luật vật lý chỉ được mô tả một cách định tính bằng các thông số vĩ mô, không đi vào cơ chế vi mô cũng như không đưa ra các mối quan hệ định lượng phức tạp, thì ở giai đoạn 2, kiến thức vật lý được lựa chọn và sắp xếp một cách hệ thống hơn theo lôgic của khoa học vật lý, đã đề cập đến cơ chế vi mô của một số hiện tượng và nhất là bắt đầu đề cao việc mô tả định lượng các quan hệ vật lý theo trình tự phức tạp tăng dần lên của các dạng vận động của vật chất, từ động học đến động lực học. Nhiều công thức về động học, động lực học đã được vận dụng. Tỉ lệ bài tập định lượng so với bài tập định tính ở giai đoạn này cao hơn hẳn ở giai đoạn 1. Trong các bài tập định lượng đã có yêu cầu về sử dụng công cụ toán học như lập và giải phương trình, hệ hai phương trình bậc nhất…
2.1.2. Đặc điểm của chương
Cơ học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và tương tác giữa chúng. Cơ học nghiên cứu các định luật chi phối sự chuyển động và đứng yên của các vật. Nó cho phép xác định vị trí của vật ở bất kì thời điểm nào, cho ta khả năng thấy trước được đường đi và vận tốc của vật.
Bảng 2.1: Phân bố phần cơ học trong chương trình vật lý THCS
Phân môn Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1. Động học và động lực học chất điểm
2. Tĩnh học. 3. Cơ học vật rắn
4. Áp suất chất lỏng, chất khí
5. Cơ năng, các máy cơ. Các định luật bảo
toàn
6. Dao động cơ, sóng cơ. Âm học