Bài 2: Vận tốc. Bài 4: Biểu diễn lực. Bài 6: Lực ma sát. Bài 7: Áp suất. Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Bài 13: Công cơ học. Bài 14: Định luật về công. Bài 15: Công suất. Bài 16: Cơ năng.
Loại bài nghiên cứu hiện tượng: Bài 3: Chuyển động đều. Chuyển động không đều. Bài 5: Sự cân bằng. Quán tính. Bài 8: Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau. Bài 9: Áp suất khí quyển. Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
Loại bài nghiên cứu ứng dụng: Bài 12: Sự nổi
Loại bài thực hành thí nghiệm: Bài 11: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét Loại bài tổng kết: Bài 18: Ôn tập tổng kết chương I - Cơ học.
2.2. Mục tiêu dạy học của chương theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Bài 1: Chuyển động cơ học Bài 1: Chuyển động cơ học
a. Kiến thức:
- Nêu được các ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của một vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
b. Kỹ năng: Biết xác định trạng thái chuyển động, đứng yên của vật đối với vật mốc.
c. Thái độ: Có tinh thần phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm.
Bài 2 : Vận tốc.
a. Kiến thức:
- Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1 s của mỗi chuyển động để rút ra sự nhận biết nhanh, chậm của chuyển động.
- Nắm vững công thức tính vận tốc
t
s
v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. b. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo công thức
t
s
v = để tính vận tốc, quãng đường hay thời gian.
c. Thái độ: Giáo dục HS biết làm chủ tốc độ khi điều khiển các phương tiện giao thông.
Bài 3: Chuyển động đều. Chuyển động không đều.
a. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều. - Nêu được ví dụ chuyển động đều, chuyển động không đều thường gặp. - Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian, còn chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Vận dụng để tính được vận tốc trung bình trên một đoạn đường
- Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa và các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong thí nghiệm để trả lời các câu hỏi trong bài.
b. Kỹ năng: Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và chuyển động không đều.
c. Thái độ: Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm .
Bài 4: Biểu diễn lực
a. Kiến thức :
- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực và đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực. b. Kỹ năng: Biểu diễn lực.
c. Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
a. Kiến thức :
- Nêu được một số ví dụ về 2 lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực .
- Từ dự đoán (về tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động ) và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: “Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”.
- Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.
b. Kỹ năng:
- Biết suy luận và phán đoán.
- Có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác.
c. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
Bài 6: Lực ma sát
a. Kiến thức :
- Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng được ích lợi của lực này.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đo lực, đặc biệt là đo Fms để rút ra nhận xét về đặc điểm Fms
c. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
Bài 7: Áp suất.
a. Kiến thức :
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. - Viết được công thức tính áp suất F
S
p = . Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập áp lực và áp suất.
- Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kỹ thuật, giải thích một số hiện tượng đơn giản.
b. Kỹ năng: Làm thí nghiệm thấy được mối quan hệ giữa áp suất với 2 yếu tố diện tích S và áp lực F.
c. Thái độ: Nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
Bài 8: Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau. a. Kiến thức :
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
b. Kỹ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét.
c. Thái độ: Thận trọng, nghiêm túc và hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
Bài 9: Áp suất khí quyển
a. Kiến thức :
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Giải thích được cách đo áp suất khí quyển của thí nghiệm Torixenli và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
- Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2
b. Kỹ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
c. Thái độ: Hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét.
1. Kiến thức :
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét, chỉ rõ đặc điểm của lực này.
- Viết được các công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
- Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan lực đẩy Ác-si-mét.
- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải bài tập.
b. Kỹ năng: Làm thí nghiệm cẩn thận để xác định sự tồn tại của lực đẩy Ác- si-mét.
c. Thái độ: Hợp tác trong hoạt động nhóm.
Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại định luật Ác-si-mét.
- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét: F = d.V. Nêu được tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Ác – si – mét trên cơ sở dụng cụ thí nghiệm đã có.
b. Kỹ năng: Sử dụng được lực kế, bình chia độ...để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
c. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. -Trung thực khi đọc kết quả đo và báo cáo thí nghiệm.
Bài 12: Sự nổi
a. Kiến thức:
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống. b. Kỹ năng: Làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng. c. Thái độ: Hợp tác với hoạt động nhóm.
Bài 13: Công cơ học
a. Kiến thức:
- Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
- Phát biểu được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị có trong công thức. Biết vận dụng công thức: A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật.
b. Kỹ năng:
- Phân tích lực thực hiện công. - Tính công cơ học.
c. Thái độ: Tích cực học tập phát biểu xây dựng bài.
Bài 14: Định luật về công
a. Kiến thức: - Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
b. Kỹ năng: Vận dụng định luật về công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
c. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. -Trung thực khi đọc kết quả đo và báo cáo thí nghiệm.
Bài 15: Công suất
a. Kiến thức:
- Hiểu được công suất là công thực hiện trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, của con vật hoặc máy móc.
- Biết lấy ví dụ minh họa tính công suất.
b. Kỹ năng:Viết được công thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
c. Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong học tập
Bài 16: Cơ năng
a. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ minh hoạ cho các thí nghiệm cơ năng, thế năng, động năng.
b. Kỹ năng:
độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
- Tìm được ví dụ minh hoạ. c. Thái độ:
- Hứng thú học tập bộ môn.
- Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.
Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
a. Kiến thức:
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ như trong SGK. - Biết nhận ra và lấy thí dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Sử dụng chính xác các thuật ngữ.
c. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.
Bài 18: Ôn tập tổng kết chương I - Cơ học
a. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức cơ bản của chương để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
c. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.