THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4 Nội dung thực nghiệm
3.4.1 Chuẩn bị TNSP trên lớp
- Gặp Ban Giám Hiệu và nhóm Lý trường THCS Ngô Quyền để xin phép TNSP.
- Trao đổi với GV dạy lớp 88 và 813 về hình thức và cách tiến hành TNSP. - Kiểm tra khâu tổ chức, phân công và sản phẩm dự án của từng nhóm. - Kiểm tra dụng cụ, phương tiện hỗ trợ cho TNSP như phấn hoặc bút viết bảng, bộ câu hỏi định hướng cho mỗi nhóm, phiếu hướng dẫn nghiên cứu,
phiếu điểm đánh giá, projector, loa, máy vi tính cài đủ bộ Microsoft Office 2003 và các phần mềm cần thiết khác.
- Chọn HS lớp 88 và 813 của trường THCS Ngô Quyền quận Tân Bình, TPHCM làm đối tượng TNSP, trong đó nhóm thực nghiệm là 88 và nhóm đối chứng là 813.
Bảng 3.1- Điểm số của hai nhóm trước TNSP
Nhóm Tổng số Điểm số trước TNSP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 34 0 1 3 2 7 6 8 4 2 1 ĐC 35 0 2 2 3 5 8 7 6 1 1
Ta thấy điểm trung bình trước TNSP của nhóm thực nghiệm là X_TN= 6,06 và điểm trung bình trước TNSP của nhóm đối chứng là X_DC= 6,03, chênh lệch nhau 0,03 (X_TN= 6,06 và X_DC= 6,03), biến thiên điểm số của hai lớp là như nhau (RTN = RĐC= 8)
3.4.2 Tiến hành TNSP trên lớp
3.4.2.1. Tổ chức hoạt động dạy học
Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp lúc 13h30 thứ Tư, 29/9/2010, tiết 2, tại trường THCS Ngô Quyền, quận Tân Bình, TPHCM.
Hoạt động 1: GV tạo tình huống học tập
- Vì sao khi đi trên sàn nhà lát đá hoa cương vừa mới lau xong thì rất dễ bị ngã?
- Vì sao khi đi xe đạp, nếu không đạp nữa thì xe đạp lại dừng? - Giáo viên giới thiệu bài và nêu đề tài thực hiện của từng nhóm.
Hoạt động 2:
Nhóm 1 - Tìm hiểu về lực ma sát ( xem sản phẩm ở phần phụ lục –P6 )
Nhóm 2 – Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật ( xem sản phẩm ở phần phụ lục – P10 )
Nhóm 3 - Lực ma sát và chuyển động – Đo lực ma sát ( xem sản phẩm ở
phần phụ lục – P16)
Hoạt động 4:
Nhóm 4 - Vận dụng giải bài tập 6.4 và 6.5/SBT( xem sản phẩm ở phần phụ lục – P20)
Hoạt động học sinh Hoạt động của giáo viên
- Đại diện từng nhóm trình bày đề tài của nhóm mình - Các nhóm nhận xét nội dung trình bày của bạn
- Trả lời những câu hỏi giáo viên đặt ra
- Học sinh ghi bài
- Tiếp thu ý kiến của giáo viên.
- Giáo viên mời đại diện từng nhóm trình bày đề tài của nhóm.
- Yêu cầu các nhóm nêu nhận xét. - Giáo viên nhận xét.
- Đặt những câu hỏi để hoàn chỉnh nội dung bài học
- Nêu thêm những ví dụ khác trong cuộc sống
- Yêu cầu học sinh ghi bài.
- Liên hệ thực tế và giáo dục tư tưởng cho HS.
Hoạt động 5: GV bổ sung kiến thức ( xem sản phẩm ở phần phụ lục - P23)
Hoạt động: Dặn dò:
- Các nhóm hoàn chỉnh nội dung đã được góp ý và nộp giáo viên để làm tư liệu.
- Chia sẻ dự án với các bạn của mình ở trong trường, ở địa phương khác. - Học bài
- Làm bài tập 6.1 6.3 và 6.12 SBT - Đọc phần “Có thể em chưa biết”
3.4.2.2. Chấm điểm - Công bố kết quả - Phát thưởng:
- Các nhóm hoàn thành bảng chấm điểm các nhóm chuyển về thư kí. - Thư ký tổng hợp điểm, báo kết quả.
- Giáo viên phát thưởng, tổng kết dự án. 3.4.2.3. Nhận xét TNSP trên lớp
Qua tiến hành TNSP trên lớp cho bài Lực ma sát thuộc chương I – Cơ học lớp 8 ở lớp 88 theo PBL, tôi nhận thấy HS đã chuẩn bị rất tốt công việc của mình. Các em nhiệt tình tham gia làm tiết học rất sinh động. Có một số thông tin mới đã được HS cập nhật và sử dụng hiệu quả. Các em tổ chức hoạt động nhóm tốt, có sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Các em đã tự tin thuyết trình và trình bày sản phẩm của nhóm mình rất chi tiết, cụ thể, hợp lý. Các nhóm khác đặt nhiều câu hỏi lý thú và tham gia ý kiến xây dựng bài rất tự nhiên, khách quan làm tiết học rất sôi nổi, hấp dẫn. Sản phẩm của các nhóm chứa nhiều thông tin, kiến thức mới và nâng cao làm cho kiến thức bài học thêm phong phú, đã giúp cho HS hiểu sâu kiến thức của bài học.