Chuẩn bị việc thiết kế tiến trình dạy học theo tinh thần PBL cho bài Tổng kết chương I – Cơ học.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương cơ học lớp 8 (Trang 63 - 66)

PHIẾU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

2.7.Chuẩn bị việc thiết kế tiến trình dạy học theo tinh thần PBL cho bài Tổng kết chương I – Cơ học.

Tổng kết chương I – Cơ học.

2.7.1. Thiết kế ý tưởng dự án

- Chia nội dung của chương thành 4 chủ đề. - Xác định các nội dung chính của mỗi chủ đề.

- Xây dựng sơ đồ liên kết các bài trong chương I – Cơ học

2.7.2. Bộ câu hỏi định hướng cho bài “ Tổng kết chương I – Cơ học”

- Thế nào là chuyển động và đứng yên? - Nguyên nhân gây ra áp suất chất khí là gì?

- Vận tốc là gì? Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?

- Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, ma sát lăn? Với cùng một vật thì độ lớn lực ma sát nào lớn hơn?

- Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc các yếu tố nào?

- Cơ năng là gì? Cơ năng có mấy dạng? Mỗi dạng của cơ năng phụ thuộc các yếu tố nào?

Thế nào là tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên phụ thuộc vào gì?

- Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? - Quán tính là gì? Quán tính của một vật liên quan như thế nào với khối lượng của nó? Vì sao vật nặng khó thay đổi vận tốc đột ngột?

- Áp lực là gì? Áp suất là gì?

- Khi nào thì vật chìm? Khi nào thì vật nổi? Khi nào thì vật lơ lửng? - Thế nào là hai lực cân bằng? Vật đứng yên, vật đang chuyển động đều, vật đang chuyển động không đều sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

- Công suất đặc trưng cho điều gì? Công thức tính công suất ra sao?

2.7.3. Xây dựng hồ sơ bài dạy dự án cho bài “ Tổng kết chương I – Cơ học”

2.7.3.1. Mục tiêu dự án a. Kiến thức:

- Ôn tập kiến thức cơ bản của chương để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. b. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Rèn kỹ năng phân loại và liên kết thông tin.

- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.

c. Thái độ:

- Nghiêm túc, chính xác.

- Độc lập, chủ động, tích cực và có trách nhiệm. - Hứng thú, say mê trong quá trình làm dự án. - Ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

2.7.3.2. Chuẩn bị dự án

a. Yêu cầu đối với học sinh:

- Có kỹ năng phân tích, phân loại và tổng hợp. - Trả lời câu hỏi của nhóm

- Vẽ sơ đồ liên kết các bài trong chương I – Cơ học

- Sản phẩm của nhóm là bài trình chiếu PowerPoint hoặc bản vẽ trên giấy crô-ki.

b. Yêu cầu đối với giáo viên:

- Thực hiện Phiếu đăng ký thực hiện dự án và báo cho Ban Giám hiệu nhà trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho bài dạy. - Xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng nhóm.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện của từng nhóm và thông báo cụ thể.

- Xây dựng thang điểm phù hợp bài học.

c. Tài liệu tham khảo

- Sách giáo khoa và sách giáo viên vật lý lớp 8.

- Sách giáo khoa thí điểm ban khoa học tự nhiên vật lý lớp 10. - Tài liệu liên quan đến dạy học dự án.

2.7.3.3. Các bước thực hiện dự án

a. Tổ chức thực hiện

- Chọn lớp 82 trường Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình làm lớp thực nghiệm.

- Chia lớp làm 4 nhóm.

- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm trưởng nhóm, thư ký và người thuyết minh sản phẩm.

- Giáo viên lên kế hoạch dự án, chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn có file đính kèm.

- Giáo viên cung cấp cho học sinh số điện thoại bàn, số điện thoại di động, địa chỉ mail và lấy số điện thoại của nhóm trưởng để thuận lợi trong việc chỉ đạo, trao đổi, giải đáp thắc mắc.

b. Đề tài của mỗi nhóm

Nhóm 1: Chuyển động cơ học

PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨUBÀI : TỔNG KẾT CHƯƠNG I – CƠ HỌC

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương cơ học lớp 8 (Trang 63 - 66)