Kiểm định giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương cơ học lớp 8 (Trang 81 - 84)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6 Kiểm định giả thuyết thống kê

Từ kết quả bàng 3.3, ta thấy giá trị trung bình điểm số của nhóm TN

_TN TN

X cao hơn giá trị trung bình điểm số của nhóm ĐC X_DC (7,00 > 6,06). Vậy sự khác nhau này có ý nghĩa không? Có thể kết luận việc vận dụng dạy học dự án đã tạo nên sự khác biệt hay không, hay chỉ là ngẫu nhiên không cần sự tác động sư phạm nào? Vì vậy ta phải đề ra giả thuyết thống kê. Có các giả thuyết sau:

Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa X_TNvà X _DC là không có ý nghĩa.

Giả thuyết H1: Điểm trung bình của nhóm TN X_TNlớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC X _DC một cách có ý nghĩa.

Dưới đây ta dùng kiểm định t – Student để so sánh điểm trung bình của nhóm TN và ĐC. TN DC TN DC 2 2 2 2 d 1 2 1 2 1 2 d X X X X 7.00 6.06 t 2.76 m m m S S 2.12 1.88 34 35 n n − − − = = = = = + + +

Tra bảng t – Student với xác suất tin cậy 99%, ta tính được giá trị tới hạn là t(α=0.01) = 2.6. So với trị số t = 2.76 tính được trên đây, ta bác bỏ giả thuyết H0,chấp nhận H1 và kết luận rằng sự sai lệch vể điểm số trung bình của 2 nhóm là đáng tin cậy với xác suất 99%. Từ đây, ta có thể kết luận rằng điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và điểm trung bình của nhóm đối chứng sau thực nghiệm là khác nhau có ý nghĩa và sự khác nhau này không phải ngẫu nhiên mà có.

Nhưng để kết luận được sai lệch vể điểm số trung bình của 2 nhóm là do tác động thực nghiệm, ta phải đối chiếu điểm số của từng nhóm trước và sau TNSP. Từ đó ta mới kết luận được sự khác nhau đó là do tác động sư phạm mà có.

Lớp Thời Điểm số xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trước TN 0 1 3 2 7 6 8 4 2 1 Sau TN 0 0 0 3 3 4 9 11 4 0 Trước TN 0 2 2 3 5 8 7 6 1 1 Sau TN 0 0 1 3 7 13 6 3 2 0

Bảng 3.5- Xử lý điểm số bài kiểm tra trước và sau TNSP của từng nhóm

Lớp Thực nghiệm (n = 34)

Các số thống kê Trước TNSP Sau TNSP

Trung bình 6,06 7,00

Độ lệch chuẩn 1,87 1,46

Phương sai 3,51 2,12

Biến thiên điểm số 8 5

Lớp Đối chứng (n = 35)

Các số thống kê Trước TNSP Sau TNSP

Trung bình 6,03 6,06

Độ lệch chuẩn 1,69 1,37

Phương sai 2,87 1,88

Biến thiên điểm số 8 6

Từ kết quả bảng 3.5, ta có nhận xét đối với nhóm TN:

- Giá trị trung bình điểm số X _TN sau TNSP cao hơn giá trị trung bình điểm số trước TNSP (7,00 > 6,06), chứng tỏ điểm số của nhóm sau TNSP cao hơn so với trước TNSP.

- Phương sai của nhóm sau TNSP nhỏ hơn so với trước TNSP (2,12 < 3,51), chứng tỏ độ phân tán của tất cả các giá trị quan sát so với giá trị trung bình ít hơn, điểm số của nhóm tập trung gần giá trị trung bình hơn.

- Độ lệch chuẩn của nhóm sau TNSP nhỏ hơn trước TNSP (1,46 <1,87), chứng tỏ dãy điểm số của nhóm sau TNSP đồng nhất hơn.

- Biến thiên điểm số của nhóm sau TNSP nhỏ hơn trước TNSP (5 < 8), chứng tỏ độ rộng của dãy điểm số hẹp hơn, dãy số liệu có sự ổn định cao, ít bị phân tán.

Với nhóm ĐC, ta thấy kết quả của nhóm theo các tiêu chuẩn trên cũng có sự khác biệt theo hướng tích cực nhưng không nhiều. Cụ thể, giá trị trung bình của nhóm TN tăng 0,94 (từ 6,06 lên đến 7,00) trong khi giá trị trung bình của nhóm ĐC chỉ tăng 0,03 (từ 6,03 lên đến 6,06).

Điểm số lớn nhất sau TNSP nhỏ hơn điểm số lớn nhất trước TNSP (9 < 10) là do nội dung kiến thức của bài kiểm tra sau TNSP chỉ tập trung vào một bài nên nó có độ khó, độ sâu cao hơn, trong khi nội dung kiến thức bài kiểm tra trước TNSP lại thiên về độ dàn trải.

Vì thế, ta có thể kết luận rằng sự khác nhau về điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và điểm trung bình của nhóm đối chứng sau thực nghiệm là có ý nghĩa thực sự và sự khác nhau này không phải ngẫu nhiên mà có mà do tác động thực nghiệm có hiệu quả. Hay nói cách khác, vận dụng dạy học dự án góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho bài lực ma sát nói riêng, và cho dạy học môn vật lý nói chung.

Kết luận chương 3

Qua việc vận dụng dạy học dự án - PBL cho chương I – Cơ học, vật lý lớp 8, tôi nhận thấy:

- Các em đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc tìm, xử lí thông tin. Có một số thông tin mới đã được HS cập nhật và sử dụng hiệu quả.

- Các em hoạt động nhóm rất tích cực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.

- HS có một thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và chuyên nghiệp, có hứng thú đối với phương pháp học tập mới này. Sản phẩm của mỗi nhóm chứa đựng kiến thức không chỉ của bài học mà còn có kiến thức liên môn và được nâng cao.

Việc kiểm định giả thuyết thống kê với các thông số chi tiết và với các kết luận sư phạm, ta nhận thấy dạy học dự án thực sự mang lại hiệu quả học tập cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục và là một trong những hình thức dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo cho HS.

Tuy nhiên dạy học dự án – PBL cũng có những khó khăn sau:

- Công việc chuẩn bị cho một dự án, một hồ sơ bài dạy đòi hỏi GV đầu tư nhiều thời gian, công sức và phải có kiến thức liên môn, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin khá vững.

- HS biết sử dụng máy tính và có cơ sở vật chất, phương tiện nhất định để thuận lợi trong việc tìm kiếm, xử lý thông tin.

Qua TNSP, có một số khâu, một số vấn đề cần được rút kinh nghiệm, bổ sung cho hoàn chỉnh để việc vận dụng dạy học dự án cho những bài khác được tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương cơ học lớp 8 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w