Tình huống có vấn đề [19]

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học chương chất khí lớp 10 ban cơ bản luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 31 - 34)

4. Quyết địn h:

1.2.3.Tình huống có vấn đề [19]

Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý xuất hiện ở người học, đã được người học tiếp nhận và ghi vào bộ nhớ của họ vì nó lý thú nên kích thích được nhu cầu của HS, mặc dù họ chưa tìm được cách giải quyết vấn đề, hoặc còn mập mờ về đáp án. Chính trạng thái mờ mờ ảo ảo ấy đã kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết của các em, làm cho các em thích tìm hiểu, thích nghiên cứu.

Vì vậy, các nhà tâm lý học và giáo dục học chủ trương nên mở đầu quá trình học tập, nghiên cứu của các em HS bằng cách tạo ra tình huống có vấn đề nhằm tạo động lực cho quá trình học tập một cách tích cực và tự giác đó là yếu tố quan trọng giúp các em tư duy và phát triển tư duy cho các em.

1.2.3.1. Yêu cầu của tình huống có vấn đề [19]

Trong dạy học tình huống GV cần chú ý là phải đưa ra tình huống có vấn đề cần nghiên cứu và làm thế nào để HS không những hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu mà quan trọng là vấn đề phải hay, phải lý thú, hấp dẫn, lôi cuốn HS, làm cho HS hứng thú, ham thích, say sưa học tập để giải quyết tình huống tìm tòi cái mới, tìm tòi ra kiến thức khoa học.

Muốn được như vậy thì người GV phải suy nghĩ, động não, nỗ lực bằng kinh nghiệm, kiến thức khoa học, nghệ thuật và phương tiện dạy học GV tạo ra các tình huống có vấn đề là phải đạt yêu cầu sau :

- Phải đảm bảo tính khoa học : tình huống đưa ra phải phù hợp với nội dung cần giải quyết, phải mang ý nghĩa vật lí.

- Phải có mâu thuẫn : tình huống có mâu thuẫn mới có vấn đề để giải quyết, có mâu thuẫn mới khởi phát được hoạt động tư duy của HS, mâu thuẫn là nguyên nhân của mọi sự vận động, là động lực của mọi quá trình phát triển.

- Phải lý thú : tình huống càng lý thú thì càng thu hút được sự hợp tác của các em.

- Phải vừa sức : tức tình huống đưa ra với sự nỗ lực tối đa của các em có thể giải quyết được toàn bộ tình huống hoặc giải quyết được một phần của tình huống. Mặc khác, tình huống phải liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu và phải có yếu tố kích thích sự hứng thú đối với HS, giúp các em tư duy, nghiên cứu tìm ra mấu chốt của vấn đề để lựa chọn phương pháp giải quyết phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Theo N.M Xvêreva cho rằng : Việc xây dựng các tình huống có vấn đề và việc phân tích các tình huống đó phải có sự tham gia tích cực của HS vào

việc tìm tòi những phương hướng giải quyết vấn đế học tập đã nêu ra nhằm duy trì hứng thú nhận thức của các em một cách sâu sắc.

Vậy, để xây dựng tình huống có vấn đề đạt kết quả phải tiếp cận ba mặt : triết học (mâu thuẫn), tâm lý học (hứng thú) và giáo dục học (khoa học và vừa sức).

1.2.3.2. Xây dựng tình huống có vấn đề [19]

a. Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề [19]

Để xây dựng tình huống có vấn đề có hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây :

- Các tình huống có vấn đề phải gắn chặt với mục đích và nội dung bài học : Người thầy phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học từ các khái niệm, các thuộc tính, các quy luật, các định lý, các sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên khảo, nguồn thông tin điện tử … phải nắm vững bản chất, cấu trúc hình thành, cách vận dụng, ý nghĩa và khả năng của chúng trong việc cải tạo ra các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm trang bị cho mình một hệ thống tri thức, một vốn liếng văn hóa tương đối rộng và sâu về nội dung giảng dạy.

- Xây dựng tình huống có vấn đề phải dựa trên thế mạnh đặc thù của khoa học bộ môn. Đặc biệt đối với bộ môn vật lí thì phải dựa trên thí nghiệm, các hiện tượng vật lí trong tự nhiên.

Thật vậy, để tạo ra tình huống có vấn đề hay lý thú, người thầy giáo không những nắm vững nội dung kiến thức mà cần phải tiếp cận vấn đề một cách khéo léo, uyển chuyển phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học.

b. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề [19]

Để xây dựng tình huống có vấn đề cần phải thực hiện theo các bước sau:

- Phải đề xuất được mâu thuẫn :

+ Mâu thuẫn có thể đưa ra dựa trên sự không phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa lý thuyết và lý thuyết hoặc giữa các hiện tượng thực tiễn. …

+ Mâu thuẫn có thể đưa ra trực tiếp từ nội dung bài học vì mâu thuẫn nằm ngay trong nội dung bài học. Nội dung của bài học là một hệ thống kiến thức bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật, định lý, hệ quả … Mà bất kỳ kiến thức nào cũng có hai mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là vì kiến thức là sự phản ánh thế giới hiện thực; chủ quan là vì nó phản ánh trình độ nhận thức có hạn của con người. Vì vậy, bất kỳ kiến thức nào cũng có giới hạn đúng của nó. Nếu đưa nó ra ngoài giới hạn đúng thì nghịch lý sẽ nảy sinh trong nhận thức của HS.

Những mâu thuẫn được đề xuất trên cơ sở phân tích nội dung bài học bao giờ cũng làm cho nội dung bài học thêm sâu sắc hơn, giúp các em hiểu rõ bản chất vấn đề và duy trì kiến thức lâu bền trong trí nhớ.

- Phải gia công cho mâu thuẫn đó được giới thiệu với các em một cách tường minh, lý thú có liên hệ mật thiết với các vấn đề nghiên cứu. Mâu thuẫn chỉ lý thú với các em khi :

+ Được thỏa mãn nhu cầu + Được gần gũi với cuộc sống + Có khía cạnh mới

+ Có tính độc đáo, riêng tư, khác với những cái bình thường nhưng giản dị, tự nhiên.

+ Đưa ra một cách đột ngột, bất ngờ + Có tính sống động, biện chứng

+ Được giới thiệu một cách mượt mà, uyển chuyển + Có chứa đựng vẻ đẹp hùng vĩ, mạnh mẽ

+ Thắm đượm màu sắc nhân văn …

Như vậy, để xây dựng được tình huống có vấn đề lý thú đòi hỏi người thầy phải gia công về mặt khoa học, về mặt thẩm mĩ, về mặt đạo đức … Do đó, đòi hỏi người thầy phải trau dồi nghiệp vụ không những chỉ về mặt khoa học, mà cả về mặt nghệ thuật, phong cách đạo đức nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Mâu thuẫn phải được chọn lựa sao cho vừa sức, phù hợp với những đặc điểm lứa tuổi, sao cho HS có thể cảm thấy giải quyết được vấn đề, mới được phát triển trong qúa trình học tập, nghĩa là càng học các em càng cảm thấy vui. Niềm vui học tập mà thầy (cô) giáo tạo được ở các em là vô cùng quí giá, vì nó không chỉ tác dụng thúc đẩy tính tích cực học tập ngay trong giờ học ấy, mà sẽ dần dần hình thành ở các em lòng ham hiểu biết, tình yêu khoa học là động lực rất quan trọng làm phát triển dài năng lực tư duy của các em.

1.2.3.3. Vai trò của người học và người dạy trong quá trình dạy học theo lý thuyết tình huống

Người học phải tích cực, chủ động đón nhận tình huống học tập mới, chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá tình huống học tập mới.

Người học phải chủ động, tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin với bạn học, với GV. Việc trao đổi này xuất phát từ nhu cầu của chính họ trong việc tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc khám phá sâu hơn tình huống học tập đó.

Người học phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi đã lĩnh hội được tri thức mới thông qua việc giải quyết các tình huống trong học tập.

GV phải có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, GV phải chuyển hóa các tri thức khoa học thành tri thức dạy học với việc xây dựng các tình huống dạy học chứa đựng các tri thức cần lĩnh hội.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học chương chất khí lớp 10 ban cơ bản luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 31 - 34)