4. Quyết địn h:
1.2.4. Dạy học theo lý thuyết tình huống với việc phát triển tư duy HS
1.2.4.1. Dạy học theo lý thuyết tình huống và việc phát triển tư duy HS
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn liền với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình dạy học được tổ chức trong một môi trường sư phạm vừa tạo điều kiện cho từng HS kiến tạo tri thức theo cá nhân, vừa tạo điều kiện để thực hiện tương tác xã hội trong từng nhóm và trong cả lớp học nhờ đó HS đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính qui luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lí dẫn đến tư duy được phát triển.
Dạy học theo tình huống là dạy học trong đó HS tự lực giải quyết tình huống điển hình, gắn với thực tiễn nhờ đó phản ánh trong bộ não con người những sự vật và hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật biện chứng. Tư duy là phản ánh thực tế một cách khách quan gián tiếp.
Vận dụng dạy học theo lý thuyết tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, giúp HS vận dụng các khái niệm, phạm trù theo những quy luật logic chặt chẽ nhằm đạt đến chân lý, việc cung cấp và việc tiếp thu những tri thức những khái niệm khoa học theo một hệ thống, theo những quy luật logic, chặt chẽ không chỉ giúp trẻ mà ngay cả chúng ta, những người lớn phát triển tư duy được tốt hơn.
Dạy học theo tình huống là một trong những PPDH hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, người học được đóng vai trò như nhà khoa học sẽ tìm tòi nghiên cứu kiến thức, do đó HS thực hiện được một qui trình hoạt động học tập đúng như quy luật của tư duy là quy luật của sự phát triển và tìm tòi cái mới. Vấn đề này được Rubinstêin cho rằng : Trong quá trình tư duy, khách thể được tất cả nội dung mới, cứ mỗi lần lật đi, lật lại, nó lại được bộc lộ một khía cạnh mới, tất cả các tính chất mới của nó được làm rõ. Mỗi lần như vậy, tư duy tựa như lật ra một khía cạnh mới, phát hiện và rút ra hết được các thuộc tính và quan hệ mới của chúng.
Tư duy được bắt đầu từ tình huống có vấn đề do đó trong hoạt động dạy học, GV phải có nhiệm vụ tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động
tư duy của HS bằng nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng nội dung và điều kiện dạy học.
Trong dạy học vật lí, việc quan sát các tình huống, các hiện tượng vật lí, phân tích chúng thành những thành phần đơn giản và xác lập giữa chúng những mối quan hệ định tính và định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó họ chưa biết.
1.2.4.2. Những lưu ý khi dạy học theo lý thuyết tình huống
Các tình huống được lựa chọn từ những vấn đề thực tiễn, hoặc những vấn đề có thể xảy ra. Khi xây dựng một tình huống cần chú ý đến những nội dung sau :
- Phần mô tả tình huống : Các tình huống cần được mô tả một cách rõ ràng và đảm bảo các chức năng lý luận sau :
+ Tình huống cần chứa đựng vấn đề có xung đột + Tình huống cần có nhiều cách giải quyết
+ Tình huống cần tạo điều kiện cho người học có thể trình bày theo cách nhìn của mình
+ Tình huống cần vừa sức, phù hợp với điều kiện thời gian và người học có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức và kỹ năng của họ.
- Phần nhiệm vụ : xác định rõ nhiệm vụ của HS cần giải quyết khi nghiên cứu tình huống. Các nhiệm vụ cần xác định rõ ràng, vừa sức với HS, và nhằm đạt đến mục tiêu bài học.
- Phần yêu cầu và kết quả : Phần này đưa ra những yêu cầu cần thực hiện được trong nghiên cứu tình huống. Việc đưa ra những yêu cầu nhằm định hướng cho việc nghiên cứu tình huống.
1.3. Việc giảng dạy vật lí bằng PPDH theo tình huống và việc phát triển tư duy HS ở một trường THPT trong tỉnh Bình Thuận.