III. Định nghĩa luật Bôilơ – Mariốt
Kết luận chương
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm3.5.1.1. Tiêu chí đánh giá 3.5.1.1. Tiêu chí đánh giá
Tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm qua các mặt sau:
- Về chất lượng hiểu, vận dụng kiến thức của HS và hiệu quả tiến trình dạy học thông qua điểm trung bình kiểm tra.
- Đánh giá thái độ HS dựa vào:
+ Không khí học tập của lớp.
+ Tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm khi giải quyết tình huống.
+ Số HS trả lời đúng các câu hỏi tình huống.
+ Ý thức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Tính khả thi của dạy học theo tình huống:
+ Phát huy tối đa năng lực tư duy của HS trong việc tìm phương án giải quyết tình huống.
+ Yêu cầu thiết bị không quá khó, vì hầu hết ở trường đã trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ như: phòng bộ môn và thiết bị thực hành thí nghiệm tối thiểu.
+ Nhiều GV tâm huyết và nhiệt tình đối với việc đổi mới PPDH, đã giúp đỡ một cách tích cực trong quá trình TNSP của tôi. Mặt khác, HS có ý thức học tập tốt hơn trước đây do yêu cầu về mục tiêu đào tạo và nhu cầu của xã hội nên rất thuận tiện cho việc thực hiện dạy học theo tình huống.
3.5.1.2. Nhận xét về tiến trình dạy học theo tình huống
Tiến trình dạy học theo tình huống về cơ bản vẫn được tiến hành như những tiết học bình thường. Tuy nhiên, đòi hỏi sự đầu tư công phu của GV trong việc xây dựng về các tình huống nhằm đạt được các mục tiêu kiến thức, kích thích trí tò mò và tăng cường phát triển kỹ năng tư duy cho HS; HS phải đầu tư suy nghĩ tìm phương án, nội dung và kiến thức có liên quan để giải quyết tình huống. Việc tiến hành dạy học thực hiện theo tình huống từng bước góp phần phát triển tư duy cho HS với hệ thống các tình huống dẫn dắt HS lần lượt đi qua từng giai đoạn của quá trình chiếm lĩnh nội dung kiến thức của HS và ứng dụng các kiến thức có được vào thực tế cuộc sống, đạt được mục tiên bài học, HS còn ngày càng hoàn thiện mình hơn qua các kỹ năng tư duy của mình. Việc dạy học một số kiến thức vật lý ở chương “Chất khí” bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan hơn so với các PPDH khác hiện nay.
3.5.1.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm kiểm tra
Bài kiểm tra bao gồm những kiến thức cơ bản HS phải nắm vững và vận dụng được. Chúng tôi tiến hành kiểm tra sau một tuần kể từ khi thực nghiệm để đánh khá sự bền vững của kiến thức và hạn chế những ghi nhớ máy móc của HS.
Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài. Sau đó xử lý kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học để so sánh và đánh giá chất lương tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.5.2. Phân tích định lượng 3.5.2.1. Các số liệu cần tính 3.5.2.1. Các số liệu cần tính
Để so sánh và đánh giá chất lượng nắm và vận dụng kiến thức HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi lập bảng phân phối tần suất, phân phối tần suất tích lũy, tính toán các tham số đặc trưng:
- Phương sai: và độ lệch chuẩn
cho biết mức độ phân tán quanh giá trị trung bình X, S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
- Hệ số biến thiên: