II. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN NĂM
3. Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản.
thủ tục phá sản.
Theo nguyên tắc giải quyết phá sản của Ngân hàng thế giới thì các quyền của chủ nợ phải được bảo đảm thông qua việc thiết lập một Uỷ ban chủ nợ để
cho phép chủ nợ có khả năng tham gia chủ động vào thủ tục phá sản. Pháp luật quốc gia cần xây dựng cơ chế để Uỷ ban chủ nợ có thể giám sát hiệu quảđối với toàn bộ quá trình phá sản nhằm bảo đảm sự trung thực khách quan. Uỷ ban chủ
nợ sẽ hoạt động như một cầu nối trong việc cung cấp thông tin cho các chủ nợ
khác và trong việc triệu tập các chủ nợ để đưa ra quyết định về những vấn đề
số chủ nợ cần thiết để biểu quyết, hội nghị chủ nợ và các hoạt động của hội nghị
chủ nợ. đặc biệt, cần thiết lập các quy định cần thiết trong việc lựa chọn và chỉ định uỷ ban chủ nợ để thực hiện một số hoạt động trong thủ tục phá sản. Việc thành lập Uỷ ban chủ nợ với tư cách là cơ quan thường trực của Hội nghị chủ nợ
là một nhân tố cần thiết, thúc đẩy sự tham gia tích cực của chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản được pháp luật nhiều nước quy định.
Vì vậy, Luật Phá sản 2004 cần quy định cơ chế hoạt động của Hội nghị
chủ nợ một cách độc lập khỏi sự can thiệp của Toà án (thẩm phán), hạn chế tình trạng hành chính hoá quan hệ dân sự, kinh tế. Chủ nợ có bảo đảm cần được tham gia một cách tích cực hơn vào việc xem xét và thông qua kế hoạch phục hồi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hội nghị chủ nợ phải được quyền cử người thay thế người quản lý và điều hành doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, HTX hiện tại không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, HTX. Theo chúng tôi, nên sửa đổi Luật Phá sản theo hướng cho phép thành lập ra Uỷ
ban chủ nợ với tư cách là cơ quan thường trực của Hội nghị chủ nợ có thẩm quyền giải quyết một số vấn đề nhất định khi không Hội nghị chủ nợ không họp. Quy định việc thành lập Uỷ ban chủ nợ với sự tham gia của một số chủ nợ nhất
định nhằm tạo cơ chế tham gia một cách thường xuyên, liên tục của các chủ nợ
vào quá trình giải quyết phá sản.