II. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN NĂM
4. Các quy định về vai trò của Toà án và Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản
giải quyết phá sản
4.1. Vai trò của Toà án trong quá trình giải quyết phá sản được Luật Phá sản quy định là quá lớn, không hợp lý.
Điều này thể hiện ở chỗ, Toà án nước ta phải tự mình thành lập ra các thiết chế (Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản trước đây và Tổ quản lý, thanh lý tài sản hiện nay), trong đó có sự tham gia của nhiều cán bộ, công chức nhà nước để làm nhiều công việc liên quan đến quá trình giải quyết việc phá sản (Điều 9). Trong khi đó, ở các nước, việc thực hiện các công việc này, lại do các thiết chế do chính các đương sự (chủ nợ và con nợ) thành lập ra. Ví dụ, ở nhiều nước, việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản được tiến hành bởi các nhân viên quản lý tài sản (quản tài viên) do các chủ nợ tự thoả thuận quyết định lựa chọn từ các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và Nhà nước mà cụ thể là Toà án chỉ có vai trò trong việc phê duyệt, thừa nhận sự lựa chọn đó của các bên mà thôi. Trong khi đó, theo Luật Phá sản năm 2004, việc quản lý tài sản và thanh lý tài sản được xác định là một nhiệm vụ của cơ quan nhà nước và được thực hiện bởi một thiết chế (Tổ
quản lý và thanh lý tài sản) do Toà án thành lập, gồm đại diện của Toà án, cơ
quan thi hành án dân sự, chủ nợ, con nợ, người lao động. Quy định này của Luật Phá sản có thể còn phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, nhất là khi chúng ta chưa có một đội ngũ những người có chuyên môn nghiệp vụ
về quản lý tài sản của con nợ nhưng trong tương lai, quy định này sẽ là không phù hợp.
4.2. Về việc thành lập Tổ Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản.
Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn các trường hợp cần phải do Tổ
Thẩm phán gồm 3 người tiến hành thủ tục phá sản, trong đó có các trường hợp sau: Cần giải quyết tranh chấp về khoản nợ; Tuyên bố giao dịch là vô hiệu; Giải quyết tiếp vụ án mà doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là đương sự trong vụ án đó; Doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có bất động sản, có nhiều chủ nợ hoặc người mắc nợ tại nhiều tỉnh khác nhau hoặc ở nước ngoài. Thông thường, vụ phá sản nào cũng có tranh chấp về khoản nợ, có thể là nợ phải trả cho chủ nợ, có thể là nợ phải thu từ người mắc nợ. Mỗi vụ phá sản
đều có nhiều người tham gia và vì vậy, chắc chắn sẽ có những chủ nợ hoặc người mắc nợ ở nhiều tỉnh khác. Nếu áp dụng đúng quy định của Nghị quyết 03 của Hội đồng Thẩm phán thì hầu như vụ phá sản nào cũng phải do Tổ Thẩm phán gồm ba người tiến hành. Quy định này đòi hỏi các Toà án địa phương, nhất là nơi có những vụ phá sản phức tạp như trên phải có nhiều Thẩm phán và điều này là rất khó thực hiện được trong giai đoạn hiện nay.
Chẳng hạn ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 8 thẩm phán và nếu thành lập thì chưa được 03 Tổ, trong khi đó, số vụ phá sản mà Toà kinh tế
TP Hồ Chí Minh thụ lý từ ngày Luật Phá sản năm 2004 có hiệu lực đến cho đến hết năm 2006 là 22 vụ. Thực hiện quy định này thì mỗi Thẩm phán phải tham gia giải quyết hơn 8 vụ, nhưng thực tiễn các vụ giải quyết phá sản tại thành phố
Hồ Chí Minh cho đến nay chỉ có 01 Thẩm phán tiến hành, kể cả những vụ phá sản có những dấu hiệu như quy định tại Nghị quyết 036.