II. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN NĂM
2. Về việc nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc mở
hoặc không mở thủ tục phá sản
2.1. Cho phép chủ nợ có bảo đảm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đối với doanh nghiệp mắc nợ thì chủ nợ chủ yếu vẫn là chủ nợ có bảo
đảm, vì vậy, cần tăng cường vai trò của các chủ nợ có bảo đảm để thủ tục phá sản có hiệu quả hơn. Theo pháp luật phá sản của hầu hết các nước, các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, có quyền quyết định về việc con nợ phục hồi hay bị thanh lý, kiến nghị Toà án áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo toàn tài sản của con nợ, … Tuy nhiên, trong pháp luật phá sản của các nước, mục đích bảo vệ lợi ích của chủ nợ được đặt lên coi trọng như Anh,
Đức, … thì thủ tục phá sản là một công cụ chủ yếu để giúp các chủ nợ thu hồi lại tiền. Bên cạnh việc quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật có quy định quyền của chủ nợ, kể cả chủ nợ có bảo đảm đều có thể chỉ định người quản lý tài sản để kiểm soát những tài sản đó.
Trên thực tế, khi các con nợ hoặc các chủ nợ không có bảo đảm nộp đơn yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản, thì thường là vào những thời điểm quá muộn, thời điểm mà con nợ hầu như không còn tài sản gì hoặc còn lại rất ít tài sản. Do
đó, luật pháp ở một số nước cho phép cả chủ nợ có bảo đảm cũng có quyền nộp đơn yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản (8)
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cần phải nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng có nên quy định chủ nợ có bảo đảm có được quyền khởi kiện vụ
án phá sản hay không? Bởi lẽ đây là vấn đề còn nhiều điểm chưa rõ ràng: Khi chủ nợ có bảo đảm không thu được nợ đúng kỳ hạn, họ có quyền thi hành quyền lợi bảo đảm của mình (như bán tài sản cầm cố). Vậy quyền yêu cầu bắt đầu thủ
tục phá sản có quan hệ như thế nào với quyền này? Tuy nhiên, chúng ta nên thống nhất với nhau một vấn đềđã quá rõ ràng: các chủ nợ có bảo đảm cần được tham gia vào thủ tục tố tụng phá sản khi thủ tục phá sản đã được bắt đầu.
Quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm cần được đặc biệt quan tâm trong thủ
tục phá sản, nếu không sẽ rất nguy hại đến hệ thống tín dụng bảo đảm. Một khi quyền lợi của các chủ nợ có bảo đảm được đặt sau phí phá sản và chi phí cho các chủ nợ đặc quyền (như lương người lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tàn tật cho lao động, bảo hiểm xã hội), sẽ dẫn đến chủ nợ có bảo đảm sẽ không thể
tính trước được quyền lợi của mình sẽ có giá trị bao nhiêu trong trường hợp con nợ phá sản. Do đó, ưu thế của tín dụng có bảo đảm, đó là sự an toàn, sẽ bị mất
đi.