Về hậu quả của việc đình chỉ thủ tục phục hồi và đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM" ppt (Trang 52 - 55)

II. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN NĂM

10. Về hậu quả của việc đình chỉ thủ tục phục hồi và đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

hành thủ tục phá sản

10.1. Các trường hợp đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

Điều 67 Luật Phá sản có quy định Thẩm phán đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong trường hợp “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu”. Quy định này, theo chúng tôi là không hợp lý. Thủ tục phá sản là phương thức đòi nợ đặc biệt của các chủ nợ, việc Toà án mở thủ tục giải quyết phá sản, trước hết là vì lợi ích của các chủ nợ. Vì vậy, việc nộp đơn yêu cầu mở

thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của các chủ nợ. Vì vậy, đã là quyền thì sau khi nộp đơn, các chủ nợ hoàn toàn có quyền rút đơn. Tuy nhiên, khác với việc đòi nợ theo thủ tục dân sự thông thường, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sau khi đã được mở thì việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không còn chỉ liên quan đến lợi ích của bản thân chủ nợ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, mà đã liên quan đến lợi ích của toàn bộ các chủ nợ, các con nợ của doanh nghiệp cũng như

của bản thân doanh nghiệp. Chính vì lẽđó, quyền rút đơn của chủ nợ đã nộp đơn chỉ nên được thực hiện trước khi Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. Khi chủ nợ nộp đơn mà rút đơn thì các chủ nợ khác, doanh

nghiệp ... vẫn có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp như

thường.

10.2. Hậu quả của việc đình chỉ thủ tục phục hồi

Theo quy định tại Điều 77 Luật Phá sản 2004, việc ra quyết định đình chỉ

thủ tục phục hồi dẫn đến một hậu qủa pháp lý rất quan trọng là doanh nghiệp đó

được coi không lâm vào tình trạng phá sản. Sau khi doanh nghiệp thoát khỏi lâm vào tình trạng phá sản, nếu việc thi hành án dân sự chưa được thi hành thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải thực hiện những nghĩa vụ thi hành án dân sự bị đình chỉ

do áp dụng thủ tục phục hồi. Mặt khác, việc giải quyết những vụ án bị đình chỉ

theo Điều 57 Luật Phá sản mà chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết

định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc giải quyết vụ án lại được tiếp tục và doanh nghiệp lại tiếp tục là đương sự của vụ án

đó.

Tại tiểu mục 11.3 Mục 11 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Trường hợp quyết định đình chỉ vụ án quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và khoản 2 Điều 77 của Luật Phá sản, nếu sau đó Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền, thì Toà án đó tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung”.

Thực tế tại các Toà án địa phương, do nhận thức vấn đề này không giống nhau nên đã thực hiện quy định này chưa có sự thống nhất. Cụ thể là:

Có địa phương cho rằng, phải thực hiện đúng câu chữ của hướng dẫn trên, nghĩa là sau khi được trả lại hồ sơ vụ án cùng với quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của Toà án giải quyết phá sản, Toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS đương nhiên phải khôi phục lại vụ án và tiếp tục giải quyết vụ án mà không cần làm lại thủ tục thụ lý vụ án. Nguyên đơn không phải làm lại thủ tục khởi kiện và cũng không phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.

Một số địa phương khác cho rằng, sau khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, muốn được Toà án giải quyết lại vụ án đó thì nguyên đơn phải làm

đơn khởi kiện lại theo quy định tại khoản 1 Điều 193 BLTTDS và phải làm lại thủ tục thụ lý vụ án như một vụ án mới, trong đó có việc phải nộp lại tiền tạm

ứng án phí sơ thẩm (tạm ứng án phí sơ thẩm lần trước đã bị nộp vào công quỹ

Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 193 BLTTDS). Chúng tôi cho rằng, quan điểm thứ nhất là hợp lý.

10.3. Hậu quả của việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

Điều 67 Luật Phá sản năm 2004 quy định về các trường hợp đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm 2004 lại không quy định về

hậu quả của việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, do vậy, vấn đề đặt ra là, sau khi Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản thì hậu quả pháp lý của việc ra quyết định đình chỉ tiến hành theo thủ tục phá sản là như thế nào? Doanh nghiệp, HTX đó được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản như Điều 77 Luật Phá sản năm 2004 quy định hay không? Vấn đề thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật phá sản chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì thủ tục giải quyết ra sao? Về

vấn đề này có hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì doanh nghiệp, HTX đó được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản nữa. Vấn đề thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 Luật phá sản nếu chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì nay được giải quyết theo qui định của Điều 77 Luật Phá sản. Nghĩa là việc thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án vẫn được tiếp tục. Thẩm phán sau khi ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì phải gửi trả lại hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định chung của pháp luật.

Quan điểm thứ hai cho rằng, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản là do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đến hoặc do họ rút đơn yêu cầu chứ bản thân doanh nghiệp, HTX vẫn còn lâm vào tình

trạng phá sản. Luật Phá sản không nêu hậu quả của việc ra quyết định đình chỉ

tiến hành thủ tục phá sản. Do đó, không thể áp dụng những quy định của Điều 77 Luật Phá sản 2004 để giải quyết hậu quả của vấn đề thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 Luật Phá sản chưa đuợc thi hành hoặc chưa được giải quyết, nghĩa là, việc gửi trả lại hồ sơ cho Toà án để

tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định chung của pháp luật cũng không thuộc thẩm quyền của Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Chúng tôi cho rằng, quan điểm thứ nhất là hợp lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM" ppt (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)