Về việc thực hiện Luật Phá sản năm 2004 và Pháp lệnh thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM" ppt (Trang 45 - 47)

II. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN NĂM

7.Về việc thực hiện Luật Phá sản năm 2004 và Pháp lệnh thi hành án dân sự

dân sự 2004

7.1. Còn có sự không thống nhất giữa quy định Luật Phá sản năm 2004 và Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004

Hiện nay, có sự không thống nhất trong một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 với Luật Phá sản năm 2004. Cụ thể là:

- Tại khoản 1 Điều 27 Luật Phá sản năm 2004 quy định: “kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, HTX là người phải thi hành phải tạm đình chỉ”, trong khi đó, Điều 27 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 lại quy định:

“Việc thi hành án bị tạm đình chỉ trong trường hợp người phải thi hành bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản”.

- Theo Điều 57 Luật Phá sản năm 2004 thì kể từ ngày Toà án ra quyết

định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành phải được đình chỉ, trong khi đó, Điều 28 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 lại quy định: “Thủ trưởng Cơ

quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết

định đình chỉ việc thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án bị Toà án tuyên bố phá sản”.

Nhìn chung, những vấn đề trên đã được khắc phục trong Dự án Luật Thi hành án dân sự dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2008).

7.2. Vấn đề tiếp tục giải quyết vụ án hoặc tiếp tục thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản

Theo quy định tại Điều 57 Luật Phá sản, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, HTX là một bên đương sự hoặc việc thi hành án dân sự về tài sản mà người phải thi hành án là doanh nghiệp, HTX bị đình chỉ. Mặt khác, theo quy định tại Điều 76 và khoản 2 Đều 77 thì trường hợp việc thi hành án dân sự

hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định

đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trường hợp Toà án đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản ở giai

đoạn trước đó theo quy định tại Điều 67 thì không có quy định về tiếp tục giải quyết vụ án hoặc tiếp tục thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản. Do đó cần có quy định bổ sung về việc tiếp tục giải quyết

vụ án hoặc tiếp tục thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản khi Toà án đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI "THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ VIỆC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM" ppt (Trang 45 - 47)