II. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN NĂM
14. Vướng mắc trong việc xác định thời điểm hoàn thành một vụ phá sản
2004 thì Chấp hành viên được cơ quan thi hành án cử tham gia giải quyết án phá sản theo yêu cầu của Toà án. Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản và giao cho Chấp hành viên làm Tổ trưởng. Trong quá trình tác nghiệp, nếu Tổ trưởng bị khiếu nại thì Toà án hay Thủ trưởng cơ quan thi hành án là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó? Nếu không có quy định này thì những quy định về trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ mang tính hình thức, không khả thi, do đó, cần phải bổ sung vào Luật.
14. Vướng mắc trong việc xác định thời điểm hoàn thành một vụ phá sản sản
Xác định thời điểm hoàn thành một vụ phá sản là xác định việc giải quyết một vụ phá sản được chấm dứt tại thời điểm nào. Vấn đề này liên quan đến thời
điểm ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì sau khi kết thúc công việc của mình, bằng một quyết định tuyên bố phá sản đối với một doanh nghiệp thì quyết định đó
được chuyển sang cơ quan thi hành án dân sự để thi hành. Vì vậy, thời hạn giải quyết một vụ phá sản doanh nghiệp tương đối ngắn gọn. Quá trình giải quyết phá sản của Toà án không bao gồm thời gian thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quanthi hành án dân sự.
Điều 85 và Điều 86 của Luật Phá sản năm 2004 quy định Toà án ra quyết
định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp và HTX sau khi hoàn tất thủ tục thanh lý tài sản. Như vậy, thời hạn để giải quyết một vụ phá sản không được xác
định rõ là bao lâu mà hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Còn Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì căn cứ vào Điều 85 và Điều 85 Luật Phá sản năm 2004 để xác định doanh nghiệp, HTX đã thực sự không còn tài sản hoặc đã thực hiện xong việc phân chia tài sản hay chưa.
Vấn đề đặt ra là, Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng như Thẩm phán rất khó, thậm chí không thể xác định được chính xác và đi đến kết luận là doanh nghiệp đã không còn tài sản (bằng hiện vật) cũng như quyền tài sản (các khoản nợ phải thu). Trong thực tế, có tài sản bằng hiện vật, vẫn tồn tại nhưng không
thể bán được, giá trị sử dụng không còn và giá trị thương mại cũng không có, chúng chỉ là phế liệu, phế thải, nếu thu dọn còn tốn kém thêm chi phí. Các quyền tài sản là các khoản nợ phải thu lại là những khoản nợ khó đòi, thậm chí không có khả năng thu hồi, nhưng trên sổ sách thì vẫn còn là nợ phải thu. Vậy, nếu khoản nợ của người mắc nợ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thuộc loại khó đòi, không đòi được thì phải đòi bao lâu mới được ra quyết định tuyên bố phá sản? Đề nghị sớm có hướng dẫn để thực hiện thống nhất và thuận lợi.