Quy trình nghiệp vụ của phương thức chuyển tiền bằng điện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận 1 (Trang 26)

Chuyển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả

nhận được tiền trước khi giao hàng. Nội dung và quy trình thực hiện chuyển tiền trả

trước có thể mô tảở sơđồ và tóm tắt các bước tiến hàng như dưới đây:

Sơđồ 1.3: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền bằng điện trả trước

Nội dung các bước tiến hành có thể giải thích tóm tắt như sau:

(1) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng.

(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu ra lệnh chuyển tiền bằng T/T cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.

(3) Ngân hàng đại lý ghi Có và báo Có cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để

người nhập khẩu có thể nhận hàng.

(5) Ngân hàng chuyển tiền, sau khi ghi Nợ, báo Nợ cho người nhập khẩu.

Với hình thức chuyển tiền này, người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại gây bất lợi cho người nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận

được hàng và ở trong tình trạng chờ đợi người xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì

đó khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt do nhận hàng trễ.

1.2.4.2. Quy trình chuyển tiền bằng điện trả sau.

Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng. Nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền trả

sau có thểđược mô tảở sơđồ dưới đây:

Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) Người nhập khẩu (Remitter) Người xuất khẩu (Beneficiary) Ngân hàng đại lý (Paying Bank) (4) (1) (5) (3) (2)

Sơđồ 1.4: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền bằng điện trả sau

Nội dung các bước tiến hành của quy trình này có thể giải thích tóm tắt như sau:

(1) Người xuất khẩu giao hàng, đồng thời chuyển bộ chứng từ như: Hóa đơn (C/I), Vận đơn (B/L), Bảo hiểm đơn (I/P)…cho người nhập khẩu.

(2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền bằng điện (T/T) cùng với Ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gởi ngân hàng phục vụ mình.

(3) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu ra lệnh chuyển tiền bằng T/T cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.

(4) Ngân hàng đại lý ghi Có và báo Có cho người xuất khẩu.

(5) Ngân hàng chuyển tiền báo Nợ cho người nhập khẩu.

Toàn bộ quy trình thực hiện đều liên quan đến bốn bên. Tuy nhiên mỗi bên chỉ thực hiện một phần việc hay một số khâu nhất định của quy trình.

Trước tiên, người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu. Xong khâu này, người xuất khẩu chỉ còn chờ người nhập khẩu chuyển tiền đến cho mình.

Người nhập khẩu, sau khi nhận được hàng do người xuất khẩu chuyển

đến, sẽ lập lệnh chuyển tiền gửi đến cho ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàng này chuyển tiền cho người xuất khẩu căn cứ vào thông tin được chỉ ra trên lệnh chuyển tiền.

Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu đóng vai trò trung gian thực hiện khâu chuyển tiền theo đề nghị của người nhập khẩu. Khi nhận được lệnh chuyển tiền của người nhập khẩu gửi vào, ngân hàng kiểm tra nếu thấy chứng từ hợp lệ và

Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) Người nhập khẩu (Remitter) Người xuất khẩu (Beneficiary) Ngân hàng đại lý (Paying Bank) (1) (2) (5) (4) (3)

tài khoản của người nhập khẩu có đủ tiền sẽ tiến hành ghi nợ tài khoản người nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tiền, để ngân hàng bên người xuất khẩu ghi có cho người xuất khẩu. Sau đó, ngân hàng chuyển tiền sẽ gửi thông báo nợ cho người nhập khẩu.

Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò trung gian và là người kết thúc quy trình chuyển tiền bằng cách ghi có tài khoản người xuất khẩu, sau khi nhận được chuyển tiền từ phía ngân hàng chuyển tiền. Sau khi ghi có, ngân hàng sẽ

báo có cho người xuất khẩu và quy trình chuyển tiền xem như kết thúc.

Ở giai đoạn thứ (3) trong sơ đồ 1.5 và giai đoạn thứ (2) trong sơ đồ 1.4 trên

đây, ngân hàng sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là T/T, (chuyển tiền qua mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications)). Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, hầu hết các chuyển tiền đều được thực hiện qua mạng SWIFT vì vừa nhanh, vừa tiện và chi phí chuyển tiền cũng ở mức hợp lý có thể chấp nhận được.

`KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế nói chung và phương thức Chuyển tiền bằng điện nói riêng, trình bày những khái niệm cơ bản về phương thức Chuyển tiền bằng điện, phân loại phương thức Chuyển tiền và quy trình thực hiện, cũng như các bên liên quan trong phương thức Chuyển tiền bằng

điện. Nêu lên được vai trò quan trọng của thanh toán quốc tế trong giao dịch thương mại quốc tế, và các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động TTQT.

Trên đây là cơ sở lý luận về TTQT và phương thức Chuyển tiền bằng điện. Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng thực hiện nghiệp vụ Chuyển tiền bằng điện trong TTQT tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN TRONG TTQT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT QUẬN 1.

2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Việt Nam

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng nguồn vốn 434.331 tỷđồng. - Vốn tự có: 22.176 tỷđồng.

- Tổng tài sản 470.000 tỷđồng. - Tổng dư nợ 354.112 tỷđồng.

- Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

- Nhân sự: 35.135 cán bộ.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ

năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay

Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ

(tính đến tháng 12/2009).

Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ

USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ.

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã,

đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,

đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

2.1.2. Giới Thiệu Về Chi Nhánh NHNo&PTNT Quận 1.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.

(Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1)

Sơđồ 2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1

Bất kỳ một công ty nào để hoạt động tốt đều cần có một cơ cấu tổ chức nhân sự, Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 cũng như bất cứ các tổ chức khác, để có thể

hoạt động Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 cũng có cơ cấu tổ chức riêng của mình. Cơ cấu tổ chức khá đơn giản do bước đầu mới thành lập. Bộ phận nhân sự Bộ phận hành chính Bộ phận tín dụng Bộ phận Thanh toán quốc tế Phòng Hành chính- Nhân sự Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kế hoạch- kinh doanh Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Dịch vụ- Market ing Phòng giao dịch BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận kế hoạch

Giám đốc: là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm điều hành Chi nhánh, là người ra các quyết định, cũng như ký duyệt các hợp đồng kinh doanh, mọi quyết định mang tính quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh đều phải được thông qua bởi giám đốc của Chi nhánh. Giám đốc quản lý trực tiếp Phòng Kế hoạch –kinh doanh ,bộ phận Nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ.

Phó giám đốc phụ trách về tín dụng và thanh toán quốc tế: là người hỗ trợ

cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về mảng tín dụng và thanh toán quốc tế đồng thời thực hiện phổ biến xuống cấp dưới các quyết định của Giám đốc. Tất cả hồ sơ về tín dụng, thanh toán quốc tế đều phải được Phó giám đốc về tín dụng và thanh toán quốc tế xem xét và đồng ý thì mới được phép trình Giám đốc duyệt.

Phó giám đốc phụ trách tài chính kế toán: là người hỗ trợ cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về mảng tài chính của Chi nhánh và thực hiện phổ biến xuống cấp dưới các quyết định của Giám đốc. Tất cả các quyết định về thu, chi của Chi nhánh đều phải thông qua Phó giám đốc xem xét xong thì mới được phép trình Giám đốc duyệt. Quản lý trực tiếp Phòng Kế toán- Ngân Quỹ và Bộ phận Hành chính.

Dưới ban Giám đốc là các phòng, mỗi phòng phụ trách một nhiệm vụ nhưng vẫn có mối quan hệ qua lại với nhau và hỗ trợ nhau khi cần thiết, có tất cả 06 phòng bao gồm: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh: là phòng phụ trách bộ phận kế hoạch, bộ phận tín dụng và bộ phận thanh toán quốc tế.

Phòng Kế toán- Ngân quỹ: là phòng phụ trách về các hoạt động nghiệp vụ

có liên quan đến quá trình thanh toán như: thanh toán tiền mặt, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, tổng hợp các khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn huy động cũng như các khoản cho vay trong ngày.

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: là phòng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của các phòng khác, nhằm đảm bảo các phòng khác hoạt động theo đúng quy định mà ngân hàng đã đề ra.

Phòng Tổ chức Hành chính- Nhân sự: phụ trách quản lý toàn bộ các hoạt

động có liên quan đến nhân viên của Chi nhánh, tổ chức quản lý hồ sơ của cán bộ, nhân viên của Chi nhánh, quản lý các vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng đối với nhân viên. Bên cạnh đó, phòng tổ chức hành chính còn tiếp nhận gửi thư, vào sổ

Phòng dịch vụ- Marketing: phụ trách đưa ra những chiến lược quảng bá, truyền thông rộng rãi để tìm kiếm khách hàng mới cũng như những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Phòng giao dịch: trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, tư vấn các dịch vụ, các sản phẩm cho khách hàng.

2.1.2.2. Mô hình hoạt động TTQT trong hệ thống Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.

- Sở Giao Dịch là đầu mối thanh toán quốc tế duy nhất của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Mọi chi nhánh phát sinh nghiệp vụ Thanh toán quốc tế phải thông qua Sở Giao Dịch.

- Sở Giao Dịch không thực hiện Thanh toán quốc tế với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng.

- Chi nhánh cấp 1 thực hiện Thanh toán quốc tế với khách hàng và công ty là chi nhánh cấp 2, cấp 3 khi có chấp thuận của Tổng Giám Đốc theo đề nghị

của Giám Đốc chi nhánh cấp 1.

- Phòng giao dịch không thực hiện Thanh toán quốc tế.

- Tổng Giám Đốc ban hành quy định nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, quy trình luân chuyển chứng từ qua Sở Giao Dịch, trách nhiệm giữa Sở Giao Dịch và các Chi nhánh, biểu phí dịch vụ Thanh toán quốc tế.

2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.

Một số nhân tốảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.

Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc khủng hoảng nặng nề, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn của Mỹ và lan rộng ra các quốc gia khác. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng trên mọi mặt kinh tế xã hội bởi sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Từ

tác động bên ngoài cũng do các nguyên nhân bên trong, nền kinh tế Việt Nam đã có một năm thật sự khó khăn: nhập siêu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, lạm phát tăng cao, mối lo về suy thoái kinh tế xuất hiện vào cuối năm. Trong bối cảnh kinh tế

như vậy, ngành tài chính ngân hàng trong nước gặp phải thách thức rất lớn trước biến động của lãi suất, tỷ giá, tính thanh khoản sụt giảm trầm trọng và rủi ro hoạt

Dự báo khủng kinh tế sẽ chưa kết thúc trong 2009 và hậu quả còn kéo dài, nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức từ các tác động bên ngoài. Diễn biến kinh tế sẽ tiếp tục phức tạp và khó đo lường, các chính sách kích cầu của Chính phủ sẽ cần nhiều thời gian để có hiệu quả rõ ràng. Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế và từ trong chính bản thân hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những thách thức, khủng hoảng cũng tạo ra nhiều cơ hội để các ngân hàng phát triển. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc khủng hoảng 2008, năm 2010 này Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 tiếp tục hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả

trên cơ sở phát huy thế mạnh của một Ngân hàng thương mại và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó chủđộng nắm bắt những cơ hội, vượt qua thách thức trên nền tảng vững chắc về con người và các thành quả đạt được sau quá trình phát triển.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 từ 2006-2009 Đơn vị tính: tỷđồng, % 2007 / 2006 2008 / 2007 2009 / 2008 STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tăng/ Giảm Tỷ lệ Tăng/ Giảm Tỷ lệ Tăng/ Giảm Tỷ lệ 1 Tổng thu 36.95 54.14 90.86 126.23 17.19 46.53 36.72 67.82 35.37 38.93 2 Tổng chi 31.82 44.63 83.1 96.64 12.81 40.26 38.47 86.20 13.54 16.29% 3 Lợi nhuận 5.13 9.51 7.76 29.59 4.38 85.40 -1.75 -18.40 21.83 281.31

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận 1 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)