2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng nguồn vốn 434.331 tỷđồng. - Vốn tự có: 22.176 tỷđồng.
- Tổng tài sản 470.000 tỷđồng. - Tổng dư nợ 354.112 tỷđồng.
- Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ
năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay
Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ
(tính đến tháng 12/2009).
Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ
USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã,
đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,
đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
2.1.2. Giới Thiệu Về Chi Nhánh NHNo&PTNT Quận 1.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.
(Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1)
Sơđồ 2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1
Bất kỳ một công ty nào để hoạt động tốt đều cần có một cơ cấu tổ chức nhân sự, Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 cũng như bất cứ các tổ chức khác, để có thể
hoạt động Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 cũng có cơ cấu tổ chức riêng của mình. Cơ cấu tổ chức khá đơn giản do bước đầu mới thành lập. Bộ phận nhân sự Bộ phận hành chính Bộ phận tín dụng Bộ phận Thanh toán quốc tế Phòng Hành chính- Nhân sự Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kế hoạch- kinh doanh Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Dịch vụ- Market ing Phòng giao dịch BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận kế hoạch
Giám đốc: là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm điều hành Chi nhánh, là người ra các quyết định, cũng như ký duyệt các hợp đồng kinh doanh, mọi quyết định mang tính quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh đều phải được thông qua bởi giám đốc của Chi nhánh. Giám đốc quản lý trực tiếp Phòng Kế hoạch –kinh doanh ,bộ phận Nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ.
Phó giám đốc phụ trách về tín dụng và thanh toán quốc tế: là người hỗ trợ
cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về mảng tín dụng và thanh toán quốc tế đồng thời thực hiện phổ biến xuống cấp dưới các quyết định của Giám đốc. Tất cả hồ sơ về tín dụng, thanh toán quốc tế đều phải được Phó giám đốc về tín dụng và thanh toán quốc tế xem xét và đồng ý thì mới được phép trình Giám đốc duyệt.
Phó giám đốc phụ trách tài chính kế toán: là người hỗ trợ cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về mảng tài chính của Chi nhánh và thực hiện phổ biến xuống cấp dưới các quyết định của Giám đốc. Tất cả các quyết định về thu, chi của Chi nhánh đều phải thông qua Phó giám đốc xem xét xong thì mới được phép trình Giám đốc duyệt. Quản lý trực tiếp Phòng Kế toán- Ngân Quỹ và Bộ phận Hành chính.
Dưới ban Giám đốc là các phòng, mỗi phòng phụ trách một nhiệm vụ nhưng vẫn có mối quan hệ qua lại với nhau và hỗ trợ nhau khi cần thiết, có tất cả 06 phòng bao gồm: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh: là phòng phụ trách bộ phận kế hoạch, bộ phận tín dụng và bộ phận thanh toán quốc tế.
Phòng Kế toán- Ngân quỹ: là phòng phụ trách về các hoạt động nghiệp vụ
có liên quan đến quá trình thanh toán như: thanh toán tiền mặt, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, tổng hợp các khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn huy động cũng như các khoản cho vay trong ngày.
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: là phòng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của các phòng khác, nhằm đảm bảo các phòng khác hoạt động theo đúng quy định mà ngân hàng đã đề ra.
Phòng Tổ chức Hành chính- Nhân sự: phụ trách quản lý toàn bộ các hoạt
động có liên quan đến nhân viên của Chi nhánh, tổ chức quản lý hồ sơ của cán bộ, nhân viên của Chi nhánh, quản lý các vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng đối với nhân viên. Bên cạnh đó, phòng tổ chức hành chính còn tiếp nhận gửi thư, vào sổ
Phòng dịch vụ- Marketing: phụ trách đưa ra những chiến lược quảng bá, truyền thông rộng rãi để tìm kiếm khách hàng mới cũng như những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Phòng giao dịch: trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, tư vấn các dịch vụ, các sản phẩm cho khách hàng.
2.1.2.2. Mô hình hoạt động TTQT trong hệ thống Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.
- Sở Giao Dịch là đầu mối thanh toán quốc tế duy nhất của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Mọi chi nhánh phát sinh nghiệp vụ Thanh toán quốc tế phải thông qua Sở Giao Dịch.
- Sở Giao Dịch không thực hiện Thanh toán quốc tế với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng.
- Chi nhánh cấp 1 thực hiện Thanh toán quốc tế với khách hàng và công ty là chi nhánh cấp 2, cấp 3 khi có chấp thuận của Tổng Giám Đốc theo đề nghị
của Giám Đốc chi nhánh cấp 1.
- Phòng giao dịch không thực hiện Thanh toán quốc tế.
- Tổng Giám Đốc ban hành quy định nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, quy trình luân chuyển chứng từ qua Sở Giao Dịch, trách nhiệm giữa Sở Giao Dịch và các Chi nhánh, biểu phí dịch vụ Thanh toán quốc tế.
2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.
Một số nhân tốảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1.
Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc khủng hoảng nặng nề, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn của Mỹ và lan rộng ra các quốc gia khác. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng trên mọi mặt kinh tế xã hội bởi sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Từ
tác động bên ngoài cũng do các nguyên nhân bên trong, nền kinh tế Việt Nam đã có một năm thật sự khó khăn: nhập siêu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, lạm phát tăng cao, mối lo về suy thoái kinh tế xuất hiện vào cuối năm. Trong bối cảnh kinh tế
như vậy, ngành tài chính ngân hàng trong nước gặp phải thách thức rất lớn trước biến động của lãi suất, tỷ giá, tính thanh khoản sụt giảm trầm trọng và rủi ro hoạt
Dự báo khủng kinh tế sẽ chưa kết thúc trong 2009 và hậu quả còn kéo dài, nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức từ các tác động bên ngoài. Diễn biến kinh tế sẽ tiếp tục phức tạp và khó đo lường, các chính sách kích cầu của Chính phủ sẽ cần nhiều thời gian để có hiệu quả rõ ràng. Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế và từ trong chính bản thân hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những thách thức, khủng hoảng cũng tạo ra nhiều cơ hội để các ngân hàng phát triển. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc khủng hoảng 2008, năm 2010 này Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 tiếp tục hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả
trên cơ sở phát huy thế mạnh của một Ngân hàng thương mại và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó chủđộng nắm bắt những cơ hội, vượt qua thách thức trên nền tảng vững chắc về con người và các thành quả đạt được sau quá trình phát triển.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 từ 2006-2009 Đơn vị tính: tỷđồng, % 2007 / 2006 2008 / 2007 2009 / 2008 STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tăng/ Giảm Tỷ lệ Tăng/ Giảm Tỷ lệ Tăng/ Giảm Tỷ lệ 1 Tổng thu 36.95 54.14 90.86 126.23 17.19 46.53 36.72 67.82 35.37 38.93 2 Tổng chi 31.82 44.63 83.1 96.64 12.81 40.26 38.47 86.20 13.54 16.29% 3 Lợi nhuận 5.13 9.51 7.76 29.59 4.38 85.40 -1.75 -18.40 21.83 281.31 4 Doanh số cho vay 240.14 516.54 480.62 1101 276.4 115.10 -35.92 -6.95 620.38 129.08 5 Tổng dư nợ
tín dụng 209.76 345 413 409 135.24 64.47 68 19.71 -4 -0.97 6 Vốn huy động 355.14 540.08 936 1121 184.94 52.07 395.92 73.31 185 19.76
Qua số liệu báo cáo ở bảng 2.1, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 phản ánh sự phát triển không ngừng, tăng trưởng mạnh qua từng thời kỳ. Mặc dù trong giai đoạn này xả ra sự kiện tác động lớn đến kinh tế trong nước và trên toàn thế giới (Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008) nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 đã nỗ lực vượt qua và khẳng định năng lực, vị thế của mình. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh đều tăng trưởng, cả trong giai đoạn khó khăn nhất (năm 2008). Cụ thể như sau:
Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007 so với 2006: Kết thúc năm 2007, lợi nhuận của Chi nhánh đạt 9.51 tỷđồng, tăng 4.38 tỷđồng (tương đương 85.4%) so với năm 2006. Nguồn vốn huy động tăng 184.94 tỷđồng (tương đương 52.07%) so với năm 2006. Doanh số cho vay đạt 516.54 tỷ đồng, tăng 115.1% so với năm 2006 nhưng tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 64.47% so với năm 2006. Tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh số cho vay, đây là biểu hiện tích cực.
Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2008 so với 2007: Bước vào năm 2008, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động tiêu cực nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 đã có định hướng đúng và kịp thời tận dụng những cơ hội cùng với sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên nên tình hình kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 rất khả quan, cụ thể:
Tuy không tăng trưởng mạnh so với năm 2007, nhưng trong năm 2008, lợi nhuận của Chi nhánh vẫn đạt được 7.76 tỷđồng. Lợi nhuận tăng 2.63 tỷđồng so với năm 2006, nhưng thấp hơn 18.4% so với năm 2007. Doanh số cho vay đạt 480.62 tỷ đồng, giảm nhẹ (tương đương 6.95%) so với năm 2007. Bên cạnh đó, tổng dư nợ tín dụng tăng 19.71% so với năm 2007. Do tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế
toàn cầu nên Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Chi nhánh vẫn cố gắng hết mình để
giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động xấu và mang về lợi nhuận cho Chi nhánh. Vốn huy động đạt 936 tỷđồng, tăng 73.31% so với năm 2007 . Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các chỉ tiêu đều giảm nhẹ so với năm 2007 nhưng vẫn đi theo chiều hướng phát triển qua các giai đoạn từ 2006- 2008.
Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2009 so với 2008: Năm 2009, do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới vẫn chưa thực sự được phục hồi. Nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 đã có những định hướng riêng đúng đắn, phát huy năng lực
Đánh giá về Doanh thu và lợi nhuận từ 2006-2009: Qua bảng 2.1, các số
liệu trên cho thấy Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 đã hoàn toàn vượt qua những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 một cách xuất sắc. Lợi nhuận
đạt 29.59 tỷ đồng, tăng 21.83 tỷ đồng (tương đương 281.31%) so với năm 2008. Do Tổng chi chỉ tăng 16.29%, nhưng Tổng thu tăng 38.93% so với năm 2008. Doanh số cho vay đạt 1101 tỷ đồng, tăng 129.08% so với năm 2008 trong khi đó Tổng dư nợ tín dụng giảm 0.97%. Trong năm 2009, do Ngành yêu cầu khống chế
Tổng dư nợ tín dụng. Việc giảm Tổng dư nợ tín dụng trong khi doanh số cho vay lại tăng mạnh cho thấy Chi nhánh đã phát huy rất tốt năng lực của mình, sức cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác là rất tốt và đã nhận được sự khen thưởng rất lớn. 0 20 40 60 80 100 120 140 2006 2007 2008 2009 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh từ 2006-2009
Đánh giá về hoạt động tín dụng từ 2006-2009: Vốn huy động trong năm 2008 đã tăng mạnh (73.31%) so với năm 2007, trong năm 2009 lại tiếp tục tăng,
đạt 1121 tỷ đồng (tương đương 19.76%) so với năm 2008. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các chỉ tiêu trong năm 2009 phản ánh triển vọng phát triển vượt bậc của Chi nhánh trong tương lai cả về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ. Giai đoạn này thực sự là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 với những bài học kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng dể
0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 2009
Doanh số cho vay Tổng dư nợ tín dụng Vốn huy động
Biểu đồ 2.2: Kết Quả Hoạt Động Tín Dụng
Đánh giá toàn diện về hoạt động kinh doanh từ 2006-2009: Kết quả
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT quận 1 trong những năm vừa qua là rất khả quan. Lợi nhuận hằng năm đều tăng cao, tính đến năm 2009 thì lợi nhuận đạt 29.59 tỷđồng, tăng 476.8% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng Vốn huy động tăng đều qua từng năm. Tính đến năm 2009 , Vốn huy động đã tăng 215.65% so với năm 2006. Bên cạnh đó, doanh số cho vay tăng 358.48% so với năm 2006, trong khi Tổng dư nợ tín dụng tăng 94.98% so với năm 2006. Tổng dư