Một số kiến nghị đối với Chính Phủ và ngành Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận 1 (Trang 71)

Chính phủ cần có chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp. Về tỷ giá hối đoái, hướng đến chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam.

Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ

cho sự phát triển tất yếu của ngành ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong nước so với các ngân hàng quốc tế.

Nâng cao công tác kiểm toán, kế toán ở các doanh nghiệp, giúp ngân hàng có được số liệu chính xác, minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp để

giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch của Ngân hàng.

3.2.2. Kiến nghịđối với ngành ngân hàng

Ngân hàng nhà nước cần hợp tác với các tổ chức, ngân hàng nước ngoài

để trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, nghiệp vụ …để hỗ

trợ cho NHTM. Kết hợp với các tổ chức và ngân hàng này tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này và các lĩnh vực có liên quan như vận tải bảo hiểm, pháp lý.…Ngoài trao đổi những kiến thức về TTQT, cần trao đổi về những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra để các ngân hàng trong nước học hỏi kinh nghiệm.

Ngân hàng nhà nước cần can thiệp, hỗ trợđể bình ổn thị trường tiền tệ và

đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước.

Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thương mại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) cần nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện nay, CIC chủ yếu là cung cấp thông tin tín dụng trong nước cho các ngân hàng thương mại. CIC cần cập nhật thông tin nhiều hơn không những về tín dụng mà còn về các lĩnh vực khác đặc biệt là TTQT. CIC cần thu thập thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong và ngoài nước để lưu ý các ngân hàng. Ngoài ra, CIC cần cập nhật các trường hợp rủi ro đã xảy ra, hướng giải quyết và cách phòng ngừa và dự

báo rủi ro có thể xảy ra. Dự báo những biến động có thể xảy ra đặc biệt là về tỷ giá, giúp ngân hàng thương mại có phương pháp phòng ngừa hợp lý. Ngân hàng nhà

nước cần yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại tham gia để vừa cung cấp thông tin vừa thu thập thông tin có ích cho họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 và phân tích đánh giá ưu điểm, hạn chế dựa vào thực trạng thực hiện nghiệp vụ Chuyển tiền bằng điện tại Chi nhánh trong Chương 2, Chương 3 đã nêu ra một số giải pháp cho Chi nhánh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chếđó trong phương thức Chuyển tiền bằng điện. Bên cạnh đó, Chương 3 còn đưa ra một số kiến nghị ở cấp độ vĩ mô đối với Chính phủ

và Ngành nhằm tạo điều kiện tối đa phát huy hiệu quả thực hiện các giải pháp. Tuy nhiên, trong thực tế Chi nhánh phải vận dụng các giải pháp như thế nào mang lại hiệu quả nhất để vừa hạn chếđược rủi ro có thể xảy ra vừa thu hút và duy trì được khách hàng. Việc vận dụng các giải pháp một cách hợp lý như vậy là một nghệ

thuật trong kinh doanh mà Chi nhánh cần phải xem xét chứ không tuân theo các giải pháp một cách máy móc. Vì vậy, Chi nhánh cần phải xem xét để vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, hợp lý tùy theo từng trường hợp cụ thể và từng đối tượng khách hàng cụ thể.

KT LUN CHUNG

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, giữa ngân hàng Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận 1 đã tìm ra cho mình một số giải pháp riêng, hướng đi mới để thu hút khách hàng, mở rộng các loại hình hoạt động thanh toán quốc tế, khẳng định vị thế là một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh đứng hàng đầu hệ thống trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó, mở rộng các loại hình nghiệp vụ liên quan như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ....

Qua những kiến thức được tiếp nhận trong quá trình học tập, nghiên cứu tài liệu cùng với thời gian tìm hiểu thực tiễn tại ngân hàng, trong khóa luận này em đã

đúc kết được những vấn đề sau:

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản như: cơ sở hình thành, đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức Chuyển tiền bằng

điện nói riêng của một ngân hàng thương mại. Đồng thời, cũng chú ý tới bối cảnh thực tiễn của nền kinh tế và những tác động tích cực, tiêu cực của nó tới hoạt động trên của ngân hàng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền bằng điện của Chi nhánh, trên cơ sở những đánh giá, phân tích, chỉ ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan giải thích cho những mặt tích cực hay những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này.

- Trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền bằng điện tại Chi nhánh, trong mối liên hệ với định hướng phát triển hoạt động kinh tế chung của Việt Nam, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền bằng điện như các giải pháp về nghiệp vụ, chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ TTQT, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc đẩy mạnh công tác khách hàng, ...nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và

Khi ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc giao dịch buôn bán quốc tế làm cho nhu cầu TTQT càng cấp thiết. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ Chuyển tiền bằng điện trong TTQT tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận 1 cũng đã trở thành một yêu cầu khách quan, đòi hỏi từng cán bộ giao dịch cũng như ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên tìm kiếm giải pháp, nghiên cứu. Từđó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động Thanh toán quốc tế và góp phần khẳng định vị thế, uy tín của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận 1 không chỉ đối với thị

trường trong Nước mà còn trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS Nguyễn Văn Tiến(2009). Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế. Nhà xuất bản Thống Kê.

Nguyễn Minh Kiều(2006). Thanh Toán Quốc Tế. Nhà xuất bản Thống Kê.

TS. Trần Hoàng Ngân(2006). Thanh toán quốc tế. Nhà xuất bản Thống Kê.

Tài liệu tập huấn Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2008).

Nguyễn Thanh Hải(2008). “ Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh

doanh”. thanhai.wordpress.com. 19/01/2008

Nguyễn Thanh Hải(2008). “Quy trình thanh toán bằng T/T, TTR, Nhờ thu”.

thanhai.wordpress.com. 19/01/2008

Trang web tham khảo chung:

www.agribank.com.vn www.vietlaw.com.vn www.ac-markets.com

PH LC 1

Các mẫu điện trong Thanh toán Chuyển tiền bằng điện

Loi đin (Message Type):

Điện đến:103 (B), 191, 202, 910

Ph lc 2

Một số rủi ro và nguyên nhân chính gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế:

Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh là từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán như: Nhà Xuất Khẩu, Nhà Nhập khẩu, các Ngân hàng, các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian…hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như: thiên tai, chiến tranh, chính trị…Đặc biệt, khoảng cách vềđịa lý, văn hóa, luật pháp… trong giao dịch quốc tế càng làm tăng thêm các khó khăn ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.

Rủi ro trong TTQT.

- Rủi to tín dụng: Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia thanh toán. Sau đây là một số trường hợp rủi ro tín dụng thường xảy ra:

Rủi ro tín dụng của Nhà Xuất Khẩu: Khi Ngân hàng cho vay thu mua, nhưng hàng xuất khẩu không được Nhà Nhập khẩu chấp nhận thanh toán do một số lý do, khi đó nếu Nhà Xuất khẩu mất khả năng thanh toán sẽ

gây không ít tổn thất, khó khăn cho Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng của Nhà Nhập Khẩu: Khi Ngân hàng tài trợ cho vay thanh toán đối với Nhà Nhập khẩu, nếu Nhà Nhập khẩu bị vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh toán sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng của Ngân hàng: trong phương thức L/C, nếu Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một lý do nào đó, hoặc bị đóng cửa, hoặc vỡ nợ, phá sản…sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu.

- Rủi ro đạo đức:

Rủi ro đạo đức của Nhà Xuất Khẩu: Trong trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán sợ thiệt, không muốn giao hàng nữa, Nhà nhập khẩu sẽ bị thiệt hại vì kế hoạch sản xuất kinh doanh bị phá vỡ.

Rủi ro đạo đức của Nhà Nhập Khẩu: Nếu khách hàng nhập khẩu không phải là bạn hàng lâu năm, có tín nhiệm thì rất dễ có những hành vi lừa người bán xếp hàng lên tàu, rồi trì hoãn, từ chối thanh toán bằng nhiều thủđoạn, ép giá người bán để thu lợi cho mình.

Rủi ro đạo đức của người chuyên chở: Người bán hàng giao hàng cho người chuyên chở, nhưng người chuyên chở nhận hàng rồi bán mất hàng, hoặc biến mất.

Rủi ro đạo dức của Ngân hàng: Trong nhiều trường hợp, Ngân hàng cũng vi phạm cam kết của mình, trì hoãn, chây ỳ, hoặc từ chối thanh toán cho Nhà Xuất khẩu.

- Rủi ro quốc gia: những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối- ngoại thương của một quốc gia, khiến cho Nhà Xuất khẩu không nhận được tiền hàng, Nhà Nhập khẩu không nhận được hàng hóa.

Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu: Khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia, Nhà Xuất khẩu chuẩn bị giao hàng nhưng thuế xuất khẩu tăng, hoặc mặt hàng đó bị cấm xuất khẩu nên không thể chuyển hàng đi.

Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu: Khi người mua hoàn toàn có khả

năng thanh toán cho người bán, nhưng do những biến động và biến cố

bất thường ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế… khiến Chính Phủ nước đó cấm các công ty trong nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hóa nhập thuộc diện cấm nên không thể thông quan và thanh toán.

- Rủi ro pháp lý: Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. Không có bên nào có thể nắm vững và thông thạo toàn bộ

luật pháp quốc gia của bên đối tác nên vấn đề về cơ sở pháp lý là rất phức tạp. - Rủi ro ngoại hối: Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó, khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong các bên tham gia thanh toán. Nếu ngoại tệđược lựa chọn trong thanh toán lên giá sẽ gây tổn thất cho Nhà Nhập khẩu, ngược lại nếu ngoại tệđó mất giá sẽ bất lợi cho Nhà Xuất khẩu.

- Rủi ro về tác nghiệp: Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên, thường xảy ra nhiều trong phương thức Tín dụng chứng từ. Rủi ro này

được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng

đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP và các thông lệ , tập quán quốc tế khác.

Nguyên nhân gây ra các rủi ro.

- Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp và các NHTM phải hoạt

động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quy luật cung- cầu, cạnh tranh…nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá cả thay đổi, do công nghệ lạc hậu, do khả

năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính…gây phản

ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí phá sản.

Do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính, uy tín, khả năng của đối tác, không am hiểu, không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mình tài trợ thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi.

Do thông tin không đầy đủ, không cân xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, uy tín của đối tác. Từ đó đưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán.

- Nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia:

Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nước.

Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động… Nợ nước ngoài chồng chất khiến Chính Phủ nước nhập khẩu buộc phải cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và các cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề, Chính Phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài.

Sự cấm vận về kinh tế của quốc tếđối với nước nhập khẩu. Chính sách quản lý ngoại hối đột ngột thay đổi.

- Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý:

Do môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau, các giao dịch bị điều chỉnh , chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Chẳng hạn như UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các NHTM nói chung khi tham gia thanh toán quốc tế. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào pháp luật nước đó. Theo quan điểm ICC, UCP không thể làm thay đổi luật quốc gia, nếu có những tranh chấp tốt nhất nên để Tòa Án xem xét và phán quyết.

Tỷ giá biến động chịu tác động trên 2 phương diện:

Tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước, các chính sách này không nằm trong tầm khống chế, can thiệp của một quốc gia.

Sự tương tác qua lại của chính sách kinh tế- tài chính- tiền tệ của mỗi nước.

Hình thức biểu hiện sự tương tác giữa hai phương diện trên chính là quan hệ

cung- cầu ngoại hối trên thị trường. Một số yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá:

Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tếảnh hưởng trực tiếp đến cung- cầu ngoại tệ.

Sức mua của các đơn vị tiền tệ. Tốc độ lạm phát.

Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

- Nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp:

Do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu khắt khe của các thông lệ, tập quán quốc tế như

UCP, dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận 1 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)