3.1.1.1. Khái niệm so sánh tu từ
So sánh là biện pháp tu từ là để đối chiếu với sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tơng đồng để làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
Khái niệm so sánh tu từ (còn có những tên gọi khác nh so sánh nghệ thuật, so sánh hình ảnh) đã đợc các nhà phong cách học nh Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thế Linh... đề cập đến. Tuy lời lẽ có khác nhau nhng nhìn chung cách hiểu là khá thống nhất. Chúng tôi xin dẫn ra định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngời ta đối chiếu hai đối tợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tợng. Cần phân biệt với so sánh lý luận, trong đó cái đợc so sánh và cái so sánh là các đối tợng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tơng đồng giữa hai đối tợng” [29, tr.154].
Biện pháp tu từ so sánh gợi đến những hình ảnh cụ thể, sinh động, cái đợc so sánh là những sự vật, sự việc cụ thể gần gũi với con ngời, khảo sát về biện pháp này trong hai tập truyện Hơng rừng Cà Mau và Cánh đồng bất tận chúng tôi đi vào các phơng diện cấu trúc so sánh, các kiểu so sánh và các hình ảnh so sánh.
ở dạng thức đầy đủ, so sánh tu từ gồm bốn yếu tố:
- Yếu tố 1: Yếu tố đựợc hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phơng diện so sánh.
- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. - Yếu tố 4: Yếu tố đợc đa ra làm chuẩn so sánh.
Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm, cảm xúc, và do cấu tạo đơn giản cho nên so sánh tu từ đợc dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt (phong cách Sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận) nhất là trong lời nói nghệ thuật [29, tr.157].
3.1.1.2. So sánh trong ngôn ngữ nghệ thuật
Nếu nh trong lời nói hàng ngày có những cách so sánh, ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía, Dân gian sử dụng biện pháp tu từ so sánh một cách sáng tạo trong thành ngữ, tục ngữ, trong phong cách chính luận, so sánh đợc sử dụng khá phổ biến nhằm tăng sức mạnh bình giá các hình ảnh so sánh thờng đợc phát triển để phát huy thêm sức biểu hiện. Thì trong ngôn ngữ nghệ thuật, so sánh tu từ đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình - diễn cảm của nó. Nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những nét giống nhau chính xác bất ngờ, điều mà ngời ta không để ý hoặc không nhận thấy [29, tr.158].
Trong thực tế nói và viết của bất cứ một ngôn ngữ nào ngời ta không thể bằng lòng với công thức diễn đạt quá đơn giản nh “trời đẹp, chim bay”. Yêu cầu có thành phần phụ (bổ ngữ, định ngữ) trong lời nói câu văn nhiều khi trở thành bắt buộc. Cùng vời các loại bổ ngữ và định ngữ, so sánh là một phơng tiện quen dùng có thể đáp ứng yêu cầu diễn tả, làm cho ngôn ngữ có xơng có thịt [55, tr.123].
Trong ngôn ngữ, vế đợc so sánh có một tiền giả định, không hoàn toàn đồng nhất với cái đợc so sánh. Vì vậy mọi so sánh (trong ngôn ngữ) đều khập khiễng. Đó chính là hiện tợng khúc xạ của ngôn ngữ . Trong so sánh tu từ, hiện tợng khúc xạ còn tăng lên nhiều lần vì còn mang sắc thái chủ quan của nhiều tác giả. Chính sự thái quá của cảm xúc đã nâng hình tựơng vợt hẳn lên mức độ của sự so sánh thông thờng [30, tr.190].
Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện những gì ngời thờng không nhìn ra, không nhận thấy. Từ trớc đến nay đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng biện
pháp tu từ so sánh cũng rất tài ba và ấn tợng, nh Chế Lan Viên khen thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh: “một vị Chủ tịch nớc mà có đợc một so sánh: “tiếng suối trong nh tiếng hát xa”... ”.
Phải có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị và sự thẩm âm nh thế nào mới nghe đợc cái trong trẻo của tiếng hát xa, và chỉ có âm thanh trong trẻo mới vang xa không bị những âm thanh hỗn loạn nhấn chìm. Tiếng lá rơi trong đêm khuya tĩnh mịch cũng đợc cảm nhận rõ ràng đến thế: “Tiếng rơi rất mỏng nh là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa).
Nguyễn Tuân cũng có những so sánh kỳ thú tuyệt vời:
“Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm nh nửa vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đang biến vần hoài bão ánh trời”... [dẫn theo 29, tr.158].
Biện pháp tu từ so sánh tạo nên sự gợi cảm, niềm hứng thú và tất cả sự gợi cảm niềm hứng thú ấy đã chiếm lĩnh tâm hồn, làm cho hình tợng thêm đẹp, tạo cảm giác cụ thể hơn. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của sự liên hội và so sánh là đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tởng tợng hơn là đến ngỡng của logic học [30, tr.194]. Không kém gì các nhà văn nhà thơ khác, Sơn Nam và Nguyễn Ngọc T là hai nhà văn cũng sử dụng thành công và rất đặc sắc biện pháp tu từ so sánh này.