Lớp từ tiêu biểu

Một phần của tài liệu Từ ngữ và biện pháp tu từ trong hương rừng cà mau và cánh đồng bất tận (Trang 25 - 47)

Lớp từ sinh hoạt thuộc phong cách sinh hoạt (phong cách khẩu ngữ, phong cách hội thoại). Trớc tiên chúng ta phải hiểu đợc phong cách sinh hoạt hằng ngày và khái niệm về phong cách này nh thế nào?

“Phong cách sinh hoạt hằng ngày là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai trò của ngời tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Nó cụ thể hơn, đó là vai trò của ngời ông, ngời bà, vai của ngời bố, mẹ, con, cháu, anh em... Tất cả những cái vai với t cách là cá nhân trao đổi t tởng, tình cảm của mình với ngời khác” [30, tr.122].

Phong cách sinh hoạt đợc chia làm hai biến thể: sinh hoạt hàng ngày tự nhiên (có tính chất quan hệ vai bằng nhau, và dùng trong một hoàn cảnh không theo nghi thức nào bởi có lúc dùng từ ngữ thô tục, tục tằn...) và sinh hoạt văn hóa (đợc dùng trong hoàn cảnh theo nghi thức, có thể có vai bằng nhau hoặc không bằng nhau).

Ngôn ngữ đợc sử dụng trong phong cách sinh hoạt hàng ngày tồn tại ở hai dạng nói và viết, mà dạng nói là chủ yếu. Tồn tại dới dạng nói là những lời trò chuyện, tâm sự, thăm hỏi, trao đổi, nhận xét, đánh giá, triết lý, phân tích... Tồn tại dới dạng viết là những dòng th ngắn, báo tin, chào hỏi, những đoạn nhật ký, những lu niệm tâm tình [30, tr.123].

Chính ngôn ngữ trong phong cách hội thoại, đa dạng, phong phú, nhiều tính chất tu từ là cái nguồn vô tận để tạo nên một nền văn học, những từ hội thoại đợc nhà văn sử dụng nh một công cụ lợi hại nhất để miêu tả, tái tạo cuộc sống thực [dẫn theo 27, tr.28]. Có thể nói, từ thuộc phong cách sinh hoạt là lớp từ xuất hiện nhiều trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đó là những từ do thói quen sử dụng của ngời dân ở mỗi vùng khác nhau. Nhờ vậy, ta mới có thể nhận ra những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của một vùng miền.

Trong rất nhiều tác phẩm, hai tác giả Sơn Nam và Nguyễn Ngọc T đa ta về với những sinh hoạt thờng của ngời dân Nam Bộ qua những lớp từ mà họ sử dụng.

Trên cơ sở tiến hành khảo sát hai tập truyện ngắn Hơng rừng Cà Mau

(gồm: 18 truyện ngắn) của Sơn Nam, và tập truyện Cánh đồng bất tận (gồm: 14 truyện ngắn) của Nguyễn Ngọc T. ở mỗi tập truyện chúng tôi khảo sát 3 truyện

ngắn tiêu biểu để thấy đợc hai nhà văn sử dụng lớp từ sinh hoạt này nh thế nào. Chúng tôi khảo sát 3 truyện ngắn trong tập Hơng rừng Cà Mau là những truyện sau: Hòn Cổ Tron, Ông già xay lúa, Chiếc ghe “ngo”, 3 truyện trong tập Cánh đồng bất tận là: Hiu hiu gió bấc, Cái nhìn khắc khoải, Cánh đồng bất tận.

Bảng 2.1 : So sánh tỷ lệ từ sinh hoạt

trong truyện ngắn của Sơn Nam và Nguyễn Ngọc T

Tác giả Tác phẩm Tổng số từ số lợng từ sinh hoạt tỉ lệ % Sơn Nam Hòn Cổ Tron 2386 8 0,33%

Ông già xay lúa 2515 14 0,55%

Chiếc ghe “ngo” 1900 8 0,42%

Nguyễn Ngọc T

Hiu hiu gió bấc 2049 16 0,78%

Cái nhìn khắc khoải 2566 14 0,54%

Cánh đồng bất tận 13490 48 0,35%

Từ bảng thống kê của hai nhà văn ta thấy: lớp từ mang phong cách sinh hoạt đều đợc hai tác giả sử dụng tơng đối nhiều trong tác phẩm. Nhng ở mỗi tác phẩm tỷ lệ từ đó có thể khác nhau, có tác phẩm thì đợc u tiên sử dụng nhiều, có tác phẩm thì ít. Cụ thể là truyện Hòn Cổ Tron lớp từ mang phong cách sinh hoạt xuất hiện 8 lần chiếm 0,33%, truyện Chiếc ghe “ngo” từ sinh hoạt xuất hiện 8 lần chiếm 0,42%; Ông già xay lúa lớp từ này xuất hiện 14 lần chiếm 0,55%. Từ đó ta thấy trung bình tỷ lệ từ mang phong cách sinh hoạt xuất hiện trong từng tác phẩm của Sơn Nam là 0,43%. So sánh với lớp từ sinh hoạt của Sơn Nam, thì sinh hoạt của Nguyễn Ngọc T xuất hiện với số lợng nhiều hơn trên những trang văn. ở truyện

Hiu hiu gió bấc có 16 lần lớp từ sinh hoạt xuất hiện chiếm 0,78%, Cái nhìn khắc khoải từ mang phong cách sinh hoạt hàng ngày xuất hiện 14 lần chiếm 0,54%, nhiều nhất là truyện Cánh đồng bất tận có tới 48 lần lớp từ sinh hoạt xuất hiện nh- ng chỉ chiếm 0,35%. Trung bình tỷ lệ lớp từ sinh hoạt đợc Nguyễn Ngọc T sử dụng trong từng tác phẩm là 0,55%, cao hơn tỷ lệ mà Sơn Nam sử dụng.

Tập truyện Hơng rừng Cà Mau đợc Sơn Nam sử dụng rất nhiều từ mang phong cách sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết các từ này đợc nhà văn sử dụng trong lời thoại nhân vật. Đó là những ngữ khí từ với màu sắc, tính chất khác nhau để thực hiện giao tiếp: nhé, đấy, chớ, lận, vậy cà, à, hả, coi... Chẳng hạn:

- “Bữa nay họ làm gì vậy cà?” (Hòn Cổ Tron). - “Ông giỡn sao chớ?” (Hòn Cổ Tron).

- “Xứ này chịu cảnh này không biết tự hồi nào, từ hồi cha có giặc Xiêm lận” (Hòn Cổ Tron).

- “Cha này coi vậy mà gan ta” (Ông già xay lúa).

Trên những trang văn mà Sơn Nam viết còn sử dụng nhiều cảm thán từ để chỉ tình cảm, thái độ, bổ sung cho lời nói làm nên sự hấp dẫn :

- “Đợc! Đợc! Phiền bà con quá” (Ông già xay lúa). - “Nè cha nội sành sỏi lắm!” (Hòn Cổ Tron).

- “Ông già! Đây là Bu lô Đa ma mà?” (Hòn Cổ Tron).

ở một truyện khác, Sơn Nam còn đa ta về với không khí lễ hội của đồng bào Khơ me với cuộc đua ghe ngo đợc ông miêu tả hết sức thú vị, hào hứng:

- “ào! ào! Hai tai chú nghe lùng bùng tiếng cồn, tiếng trống, tiếng hò reo” (Chiếc ghe “ngo”).

- “Môn! Môn! Môn!” (Chiếc ghe “ngo”).

Không chỉ ở ba truyện mà chúng tôi khảo sát, mà tất cả các truyện ngắn của Sơn Nam trong tập Hơng rừng Cà Mau đều sử dụng từ theo phong cách sinh hoạt rất nhiều, rất phổ biến và chính điều đó đã làm cho lối viết của Sơn Nam trở nên thoải mái, tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống với Sơn Nam, Nguyễn Ngọc T cũng rất a lối sử dụng lớp từ ngữ sinh hoạt. Thậm chí, số lợng từ sinh hoạt trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc T còn chiếm số lợng vợt trội so với truyện của Sơn Nam. Tập truyện Cánh đồng bất tận

cho ta thấy rõ điều đó.

Lớp từ sinh hoạt trong Cánh đồng bất tận chiếm số lợng đáng kể trớc hết là những từ tình thái nh: nghen, hen, à, lận, nè, vậy cà, hà, ờ hờ, trời, mèn ơi, chèm

ơi, trời đất ơi, bộ... Cách dùng của tác giả đối với loại từ này là khá linh hoạt. Ví dụ:

- “Ông ngừng lại, vuốt cánh con vịt, vậy hen Cộc!” (Cái nhìn khắckhoải). - “Ba lúc này ngon rồi nghen” (Cái nhìn khắc khoải).

- “Trời! vịt gì mà khôn quá vậy?” (Cánh đồng bất tận). - “Trời đất ơi, sao vầy nè cng?” (Cánh đồng bất tận).

- “Trời ơi, ba mấy cng sộp quá chừng” (Cánh đồng bất tận). - “Mèm ơi, mắt con sao vậy?”(Cánh đồng bất tận).

- “Bộ hết chuyện giỡn rồi sao, cha nội?” (Cánh đồng bất tận).

Các từ láy mang phong cách sinh hoạt nh chí mí, dằng dặc, thắt thẻo, chộn rộn, lập lòe, khọm rọm, xơ xác, lớ ngớ, xởi lởi, xốc xếch... cũng đợc Nguyễn Ngọc T dùng khá thờng xuyên để miêu tả ngoại hình, hành động, tâm trạng nhân vật:

- “Một ngời đàn bà xốc xếch đã lạc gọng” (Cánh đồng bất tận).

- “Nên mỗi lần cha đăm đắm và mỉm cời với một ngời đàn bà mới, chúng tôi lại thắt thẻo” (Cánh đồng bất tận).

- “Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ

chạy vào rồi tẽn tò quay ra đi lầm đờng...” (Thơng quá rau răm).

Việc sử dụng các từ láy giàu hình ảnh, không chỉ làm cho câu văn của Nguyễn Ngọc T gợi hình, gợi cảm, mà còn nhấn mạnh, đôi khi bộc lộ sự hài hớc rất có duyên.

Việc Nguyễn Ngọc T sử dụng từ ngữ thuộc phong cách hội thoại làm lời văn trong truyện của chị thoải mái, tự do, phóng thoáng hơn, và nhất là rất sinh động, tạo sự gần gũi thân mật giữa ngời đọc với ngời kể chuyện trong tác phẩm. Nhiều trờng hợp, độc giả nh đợc tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, nghe chính họ đang nói năng bằng cái giọng Nam Bộ đặc thù, không lẫn với bất cứ một vùng miền nào khác.

“Từ thi ca là từ đợc sử dụng chủ yếu trong thơ văn xa, ngày nay nếu dùng để chỉ những con ngời, sự vật hiện đại thì rất kệch cỡm, buồn cời” [29, tr. 13].

Từ thi ca gồm cả những từ rút trong thơ cổ, có tính chất cổ điển. Thuộc vào loại này có cả những từ đợc nâng lên mức tợng trng.

Chúng tôi khảo sát ba truyện trong tập Hơng rừng Cà Mau và ba truyện trong tập Cánh đồng bất tận để thấy đợc việc sử dụng từ thơ ca giữa Sơn Nam, và Nguyễn Ngọc T có những điểm tơng đồng và khác biệt gì.

Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ từ thi ca

trong truyện ngắn của Sơn Nam và Nguyễn Ngọc T

Tác giả Tác phẩm Tổng số từ số lợng từ thi ca tỉ lệ % Sơn Nam

Con bảy đa đò 2579 44 1,6%

Miễu bà chúa Xứ 1578 20 1,3%

Hơng rừng 5007 75 1,5%

Nguyễn Ngọc T

Hiu hiu gió bấc 2049 12 0,6%

Cuối mùa nhan sắc 2883 18 0,6%

Biển ngời mênh mông 2700 20 0,7%

Từ bảng thống kê trên cho chúng ta thấy một điều Sơn Nam sử dụng từ thi ca nhiều hơn hẳn so với Nguyễn Ngọc T.

Trong ba truyện ngắn của Sơn Nam mà chúng tôi khảo sát, truyện Con bảy đa đò lớp từ thi ca đã xuất hiện 44 lần chiếm 1,6%; truyện Miễu bà chúa Xứ lớp từ này xuất hiện 20 lần chiếm 1,3%; nhiều nhất là truyện Hơng rừng lớp từ thi ca xuất hiện 75 lần nhng chỉ chiếm 1,5%. Trung bình tỷ lệ lớp từ thi ca xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn Sơn Nam xấp xỉ 1,5%. So với Sơn Nam thì số lợng từ thi ca xuất hiện trên trang văn của Nguyễn Ngọc T là ít hơn, cụ thể ở truyện Hiu hiu gió bấc có 12 lần từ thi ca xuất hiện chiếm 0,6%; Cuối mùa nhan sắc lớp từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thi ca xuất hiện 18 lần chiếm 0,6%; trong Biển ngời mênh mông, lớp từ này xuất hiện chỉ 20 lần chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,7%. Trung bình tỷ lệ % lớp từ thi ca xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc T là 0,6%.

Sơn Nam là nhà văn thuộc thế hệ lớp trớc, vì thế ông tiếp xúc và học hỏi đợc nhiều ở văn thơ cổ. Điều đó đã ảnh hởng trực tiếp tới giọng văn của ông và cho thấy trong truyện ngắn của mình, ông đã sử dụng không ít lớp từ lớp từ thi ca. ở truyện Con bảy đa đò, những từ ngữ nh thế xuất hiện với mật độ khá dày.

- “Điều đó khách thơng hồ ít ai quan tâm đến”.

- “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”. Nàng còn nghĩ phận chữ tùng, thì trao dây xích buộc vòng sao đây”.

- “Đến khúc sông vắng, xuồng của chàng từ từ dừng lại. Con bảy cũng lơi mãi chèo. Bên ngọn, gơng mặt của chàng rõ ràng là khôi ngô, tuấn tú, chàng nói...”.

Sơn Nam đã sử dụng từ “chàng” và từ “nàng” – những từ rất ít dùng trong văn học hiện đại - vì thế, những truyện nh Con bảy đa đò của ông phảng phất chút không khí của văn chơng xa.

Trong truyện Hơng rừng, nhà văn Sơn Nam đã sử dụng từ nàng để gọi tên cô Hoàng Mai đầy yêu thơng:

- “Ví nàng nh cánh bèo rày đây mai đó thì không đúng cho lắm: có lẽ nàng nh đó hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi tranh mùi bùn”; “Nàng bắt gặp cái màu trắng trong leo lẻo của làn da mình”; “Nàng cau mày trở vào phòng, cầm lợc, chải kỹ. Nàng toan rú lên, lợc đùa đến đâu là tóc rụng đến đó nh lá trên cành đến độ gió trở mùa. Nàng e thẹn, nàng giận dỗi” (Hơng rừng).

Qua ví dụ ta thấy, Sơn Nam sử dụng từ ngữ thi ca nhiều và những từ ấy chủ yếu đợc lấy trong thơ văn xa nh: chàng, nàng, giai nhân... Tất cả tạo nên một giọng truyện có vẻ cổ xa.

Là một cây bút trẻ, sống giữa thời hiện đại, song thi thoảng, Nguyễn Ngọc T vẫn sử dụng từ ngữ thơ ca với hiệu quả nghệ thuật rõ rệt. Chẳng hạn:

- “Không, chị bảo nghiêm nghị, cờ tớng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có già mà sợ” (Hiu hiu gió bấc).

- “Buổi chiều, tôi mừng nh vừa sống dậy, thế nào cũng gặp đợc, cố nhân” (Cuối mùa nhan sắc).

- “Nh cái phong thái tao nhã ung dung vẫn nh ngày xa” (Cuối mùa nhan sắc).

Một điều khá thú vị; tuy Sơn Nam là nhà văn lớp trớc, nhng từ thi ca trong truyện của ông thờng thuộc loại từ thuần Việt, chẳng hạn chàng, nàng...(trong các truyện Hơng rừng, Con bảy đa đò..); ngợc lại, Nguyễn Ngọc T tuy là nhà văn lớp “hậu sinh”, nhng từ thi ca trong tác phẩm của chị phần lớn lại là từ Hán Việt nh:

cố nhân, quân tử, tri âm... vậy mà giọng văn của Nguyễn Ngọc T vẫn rất mới. Sỡ dĩ nh vậy có lẽ là do nhà văn biết phối hợp lớp từ thi ca với những lớp từ khác, nhất là từ sinh hoạt đậm tính địa phơng. Có lẽ sự khác biệt về cách dùng từ giữa Sơn Nam và Nguyễn Ngọc T một phần là ở đó.

2.2.1.3. Lớp từ nghề nghiệp

ở Việt Nam, có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Có khảo sát, su tập đầy đủ các lớp từ ngữ nghề nghiệp đó chúng ta mới thấy hết sự phong phú và đa dạng của từ vựng.

Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm, lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó, thờng chỉ đợc những ngời trong ngành đó biết và sử dụng [29, tr.28].

Từ nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn hóa. Từ nghề nghiệp th- ờng đợc dùng trong khẩu ngữ của những ngời cùng nghề nghiệp. Nó cũng có thể đợc dùng trong sách, báo, chính luận và nghệ thuật. Với vai trò của những phơng tiện tu từ để miêu tả nghề nghiệp, lao động, phơng pháp sản xuất và đặc điểm lời nói của nhân vật.

Việc sử dụng từ nghề nghiệp, tuy vậy cũng phải rất hạn chế. Nhà văn thờng chọn lúc, chọn chỗ cho nhân vật nói lên một vài tiếng tiêu biểu, dễ gây sắc thái đặc biệt chứ không phải luôn luôn đặt vào cửa miệng nhân vật toàn những từ nghề

nghiệp. Vì lạm dụng nh vậy, nhất định sẽ gây ra rắc rối, khó hiểu, là trở ngại cho việc cảm thông của ngời đọc đối với tác phẩm.

Tập truyện ngắn Hơng rừng Cà Mau của Sơn Nam và tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc T đều sử dụng khá linh hoạt và phong phú lớp từ chỉ nghề nghiệp. Có thể nói lớp từ chỉ nghề nghiệp trong hai tập truyện ngắn Hơng rừng Cà MauCánh đồng bất tận đợc hai tác giả sử dụng rất nhiều, đa dạng. Và số lợng từ nghề nghiệp xuất hiện ở mỗi truyện, mỗi tác giả sẽ đợc cụ thể qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ từ nghề nghiệp

trong truyện ngắn của Sơn Nam và Nguyễn Ngọc T

Tác giả Tác phẩm Tổng số

từ

số lợng từ

nghề nghiệp Tỉ lệ%

Sơn Nam

Ông già xay lúa 2515 29 1,15% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hát bội giữa rừng 1827 63 3,44%

Cây Huê xà 2180 20 0,91%

Nguyễn Ngọc T

Cái nhìn khắc khoải 2566 16 0,62%

Cuối mùa nhan sắc 2883 106 3,68%

Mỗi tình năm cũ 2289 35 1,53%

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê lớp từ nghề nghiệp mà Nguyễn Ngọc T sử dụng trong 3 truyện ngắn trên nh sau: truyện Cái nhìn khắc khoải 16 từ xuất hiện chiếm 0,62%; Mối tình năm cũ lớp từ nghề nghiệp mà nhà văn Nguyễn Ngọc T dùng là 35 lần chiếm 1,53%; trong tác phẩm Cuối mùa nhan sắc từ nghề nghiệp đợc sử dụng dày đặc 106 lần và chiếm tới 3,68%. Trung bình tỷ lệ lớp từ nghề

Một phần của tài liệu Từ ngữ và biện pháp tu từ trong hương rừng cà mau và cánh đồng bất tận (Trang 25 - 47)