Phạm Thị Thu Hạnh 26

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ và từ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 26 - 27)

T.S.Eliot nói rất đúng: “Bất kỳ nhà thơ hay nhà nghệ thuật nào, tự họ đều không thể có ý nghĩa hoàn chỉnh. Giá trị của họ và đánh giá của ngời đời về giá trị đó đợc định ra sau khi xem xét mối quan hệ giữa các giá trị và nhà thơ hoặc nhà nghệ thuật đã qua đời. Không thể đánh giá họ một cách cô lập, phải đặt họ vào các nhà văn đã quá cố để mà so sánh [6,165] . Nh vậy có thể thấy, đem so sánh tác phẩm Truyền kỳ mạn luc của Nguyễn Dữ với tác phẩm

Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, xét về phần thơ và từ trong hai tác phẩm sẽ phần nào thấy đợc sự sáng tạo của Nguyễn Dữ.

Sự mô phỏng đầu tiên của Nguyễn Dữ là mô phỏng về thể loại, thể loại truyền kỳ. Trong tác phẩm của mình, Cù Hựu đã có xen rất nhiều thơ và từ thì ở Truyền kỳ mạn lục, số lợng thơ và từ cũng không nhỏ. Thơ và từ trong Tiễn đăng tân thoại chủ yếu là do nhân vật làm ra, có thể đáp ứng một mục đích nào đó nh giao tiếp, diễn tả tâm lý hay đơn thuần chỉ là sự “khoe tài năng của tác giả”. Thơ và từ trong tác phẩm của Nguyễn Dữ cũng thế. Tuy nhiên về số lợng thì có phần ít hơn so với Tiễn đăng tânthoại.

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ còn đa ra những điển tích, điển cố giống của Cù Hựu. Đôi lúc nhân vật của Cù Hựu lại đợc đa ra làm điển tích của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.

Nhân vật trong Tiễn đăng tân thoại rất đa dạng. Đó là hầu hết các nhân vật đều làm đợc thơ và thơ đó có khi là tình cảm, nhng có khi chỉ là cách tác giả làm cho câu văn điệu đà hơn một chút mà thôi. Mặc dù thơ, từ trong

Tiễn đăng tân thoại là rất nhiều nhng chỉ có một số ít đi vào miêu tả, truyền đạt tình ý nh trong ái Khanh truyện, Thuý Thuý truyện ở lời ca, lời thơ da diết, nhớ nhung; hay tỏ niềm cảm khái nh truyện Hoa đình phùng cố nhân,

Tu văn xá nhân truyện; hay chỉ với mục đích giao tiếp, thù tạc. Cũng có khi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ và từ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 26 - 27)