1.Chủ đề .
Chủ đề là vấn đề trọng tâm cơ bản , vấn đề trung tâm đợc tác giả nêu lên , đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm văn học [2,52].
Chủ đề bao giờ cũng đợc hình thành và đợc thể hiện trên cơ sở đề tài . Tuy nhiên trong thực tế văn học lại tồn tại một tình trạng phổ biến là : nhiều tác phẩm cùng hớng về một đề tài nhng chủ đề của chúng lại khác nhau . Vậy chủ đề trong Truyền kỳ mạn lục đợc thể hiện nh thế nào và thơ và từ có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề đó?
2.Vai trò của thơ và từ.
Thơ và từ đợc tác giả sử dụng nhiều trong tác phẩm không phải chỉ có tác dụng trong việc xây dựng nhân vật, phát triển cốt truyện, không chỉ là biểu hiện tài năng của tác giả, mà trong đó tác giả đã có ý đồ đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Trong toàn bộ tác phẩm, chủ đề từng truyện đợc hiện lên bằng tất cả các phơng tiện nghệ thuật, nhng không thể ngoại trừ thơ và từ. ở một số truyện, thơ và từ là phơng tiện chủ yếu để làm rõ chủ đề tác phẩm. Truyện Chuyện ngời nghĩa phụ ở Khoái Châu tác giả nêu lên tình cảnh của ngời phụ nữ. Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm của truyện. Nhị Khanh là một phụ nữ có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của con ngời, là mẫu ngời lý tởng thì đáng lẽ ra nàng phải có cuộc sống hạnh phúc và có quuyền hởng hạnh phúc ấy. thế nhng, cuối cùng nàng phải chịu một số phận bi kịch. Vấn đề trung tâm ấy đợc hiện lên qua tất cả phơng tiện nghệ thuật nh xây dựng nhân vật, cốt truyện, lời văn nghệ thuật... và việc xen thơ và từ vào trong truyện cũng không phải hoàn toàn là không có ý nghĩa gì đối với việc thể hiện chủ đề của truyện.
ở bài thơ Trọng Quỳ làm khi trở về đoàn tụ với gia đình, ta thấy hiện lên hoàn cảnh chia lìa, tâm trạng khổ đau của nhân vật, nhng đồng thời cũng Phạm Thị Thu Hạnh - 39 -
thấy đợc phẩm chất đáng yêu, đáng trọng của ngời phụ nữ là sự thuỷ chung, son sắc. Sáu năm xa chồng, sống trong cảnh cô đơn, bơ vơ trơ trọi một mình, không ngời thân thích, nhng Nhị Khanh vẫn giữ đợc tấm lòng thuỷ chung, một lòng một dạ với ngời chồng đi xa. “Sáu năm vùn vụt thoi đa”, sáu năm không phải là một thời gian ngắn, và sống trong hoàn cảnh ấy không phải là không có lời ong tiếng ve nào. Nhng không vì thế mà nàng hết tấm lòng yêu chồng. Trong sáu năm ấy chịu bao khổ đau dằn vặt nhng “Ngời tiên còn vẫn yêu vì cha thôi”. Rõ ràng, tấm lòng, tình yêu của nàng đối với ngời chồng quả là mặn nồng, sắt son và bền vững. Đó là một tấm lòng đáng đợc đền đáp, đáng đợc hởng hạnh phúc trọn đời. Thế nhng, sự thật quả là nghiệt ngã, phũ phàng với nàng. Sáu năm chịu đau khổ một mình, bởi hi vọng có ngày đợc gặp lại ngời chồng thân yêu, đợc sống bên chồng. Cái hi vọng ấy đợc đền đáp bởi sự trở về của ngời chồng, bởi những tình cảm mà ngời chồng dành cho nàng. Cứ ngỡ rằng từ đây, khi đã “lại gắn keo loan” nàng sẽ đợc hạnh phúc trọn vẹn. Vậy mà khi không phải chịu cảnh “buồng xuân trớng lạnh” thì nàng lại phải chịu cảnh bị chồng phụ bạc. Cái hạnh phúc còn êm đềm của những ngày mới sum họp “phút bỗng lìa tan” bởi ngời chồng bạc quá. Sự phụ bạc ấy của ngời chồng đã đẩy Nhị Khanh vào con đờng cùng, khiến nàng tìm đến cái chết. Cái chết ấy là một tất yếu trong sự phát triển tính cách của Nhị Khanh. Một con ngời thơng yêu chồng hơn cả lẽ sống của mình thì không thể nào chấp nhận cảnh hai chồng, mà trên hết là chấp nhận sự bạc tình, phản bội của chính con ngời mà nàng đã tôn thờ, đã dành hết tâm trí nghị lực của mình vào đó.
Nh vậy ta thấy cùng với phần văn xuôi, thơ và từ đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.