Quan niệm lý thuyết về thơ của Văn Cao

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ văn cao luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 55 - 65)

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn học Việt Nam nói

chung, thơ ca nói riêng đã chuyển sang một thời kì mới. Đặc biệt là đã xuất hiện không ít nhận định đánh giá mang tính quan niệm và có ý nghĩa tuyên ngôn về thơ của các nhà thơ thuộc dòng thơ “chính thống”. Các quan niệm về thơ được các tác giả thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể phát biểu trực tiếp qua những tiểu luận hoặc gián tiếp qua những bài thơ, câu thơ có ý nghĩa khái quát. Tiêu biểu như các nhà thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chế Lan Viên, Xuân Diệu...

Tác giả Hồ Chí Minh trong quá trình sáng tác của mình luôn nhất quán quan điểm đã được xác định từ trước cách mạng tháng Tám: Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi), và sau cách mạng Người tiếp tục khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng

là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951). Các ý kiến trên của Hồ Chí Minh nhấn

mạnh sâu sắc vào vai trò xã hội của người nghệ sĩ trong thời đại mới. Quan điểm ấy có ý nghĩa đặt tiền đề cho việc xây dựng một nền lí luận văn nghệ mới và có tác dụng định hướng sáng tác cho nhiều văn nghệ sĩ (trong đó có các nhà thơ) biết hướng ngòi bút vào phục vụ đại chúng. Nó cũng có tác dụng thiết thực trong việc tạo ra một đội ngũ văn nghệ sĩ biết viết về cách mạng, vì sự nghiệp chung của cả dân tộc.

Nhà thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, đã có những quan niệm mới mẻ về bản chất của thơ và tiếng nói của thơ với tinh thần: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Trước nhất với ông, thơ và

cách mạng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng. Thơ là một phần của tâm hồn cách mạng, một phần của sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu. Ngay từ những ngày đầu tham gia cách mạng và làm thơ, Tố Hữu đã có ý thức về một nền thơ mới với những quan điểm thế giới, quan điểm nhân sinh mới. Và sau cách mạng quan điểm trên được cụ thể hóa sâu sắc và toàn diện. Vì với Tố Hữu, thơ là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã cảm xúc hóa. Tố Hữu không tách rời tư tưởng và cảm xúc mà nhấn mạnh sự hòa quyện, sự thống nhất, sự chuyển hóa giữa tư tưởng và cảm xúc trong thơ. Khi đánh giá về thơ của Nazim Hitmet và Bectôn Bretsơ, hai phong cách thơ gần như trái ngược nhau: "Đốt cháy trái tim đến cùng, nó thành trí tuệ, đó là Nazim Hitmet. Đốt cháy trí tuệ đến cùng nó thành trái tim, là Bectôn Bretsơ” (theo Chế Lan Viên, Văn

nghệ số 477 ngày 01/12/1972). Nhưng thơ, trong sự tiếp xúc trực tiếp với

người đọc, trước tiên là cảm xúc. Thơ là tiếng lòng, tiếng nói của cảm xúc tràn dâng. Ông tâm sự: “Không cố tình, nhưng mỗi khi có cái gì chứa chất trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ” [21; 439]. Về quan niệm này của Tố Hữu, có người muốn bàn thêm nhưng ai cũng thống nhất một quan điểm thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc chân thật, nồng cháy của nhà thơ, của chủ thể trữ tình. Tố Hữu quan niệm “Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột”. Quan điểm thơ gắn bó với cuộc sống, thơ gắn bó với nhân dân cũng là một quan điểm mà Tố Hữu nêu cao. Ông nói “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”, “Tôi không tin có cái “thiên tài” nào ở ngoài cuộc sống vĩ đại, cuộc sống lao động và đấu tranh đau khổ và dũng cảm của muôn triệu con người làm nên lịch sử” [21; 442]. Tố Hữu nhấn mạnh vào tính nhân dân của thơ, ông nói “Cái hồn nhiên (của thơ) không tự nhiên mà có, nó phải từ cuộc sống của nhân dân mà ra, lại được nuôi bằng cuộc sống của nhân dân” [21; 443].

Nhà thơ Tố Hữu đã từng phát biểu: ''Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học''. Còn Chế Lan Viên thì cho rằng: ''Thơ là con đẻ của đời''. Quả vậy, dù cách nói khác nhau nhưng cả Tố Hữu và Chế Lan Viên đều đã khẳng định một nguyên tắc bất biến rằng văn học, thơ ca đều phải được bắt nguồn từ đời sống và phải phục vụ cho đời sống, ''cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học''. Với Chế Lan Viên, người đã thu nhận vào mình tinh hoa của hai nền văn hoá Đông Tây, thì nhận thức đó lại càng trở nên sâu sắc:

Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ.

(Sổ tay thơ)

Xuất phát từ việc nhận thức sứ mệnh thiêng liêng của thơ ca trong vấn đề phản ánh cuộc sống nên Chế Lan Viên rất đề cao vai trò trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời. Với ông, đây là một nguyên tắc sáng tạo, một ý thức trách nhiệm của người cầm bút: Thơ cần có ích / Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi. Ý thức trách nhiệm của nhà thơ với nguyên tắc sáng tạo Thơ cần có ích không chỉ là một quan niệm thơ mà còn là khát vọng sống, khát vọng sáng tạo của mình. Và điều này được ông nói đến thật cảm động trong thơ:

Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngã vào tay.

(Thơ bình phương - Đời lập phương). Lúc đến với Cách mạng, đến với nhân dân, ông như được tái sinh:

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Tiếng hát con tàu)

Khi Nghĩ về thơ, trước kia, Chế Lan Viên thấy Cho ai cũ thơ tôi làm ướt

áo thì Nay họ về sưởi dưới nắng thơ tôi. Và nhà thơ giờ đây mang một sứ

mạng và một vị trí cao cả:

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng) “Thơ trước hết là cuô ̣c đời, sau đó mới là nghê ̣ thuâ ̣t” (Biêlinxki), câu nói nổi tiếng đó của nhà văn Nga đã mô ̣t lần nữa khẳng đi ̣nh mối quan hê ̣ mâ ̣t thiết giữa thơ ca và cuô ̣c sống. Thơ bắt nguồn từ đời sống, thơ là bông hồng vàng mang la ̣i ha ̣nh phúc cho mo ̣i người, bông hoa ấy được thi sĩ gom nhă ̣t từ những ha ̣t “bu ̣i quý” để làm nên. Nếu là thi sĩ, từng nghĩ rằng ta khép cửa tâm hồn để nhốt mình vào cõi mô ̣ng. Không! Hãy mở cánh cửa tâm hồn, giang tay ra với cuô ̣c đời; “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép – Tâm hồn anh chờ gă ̣p anh trên kia” (Chế Lan Viên). Thơ là đóa hoa mo ̣c lên từ cuô ̣c đời, vâ ̣y thì tư tưởng trong thơ cũng phải “là tư tưởng dính liền với cuô ̣c sống”.

Như vậy, với Chế Lan Viên, nhà thơ không thể sống riêng lẻ giữa cuộc đời mà phải hòa mình trong cuộc sống cộng đồng. Trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời trong quan niệm của Chế Lan Viên không chỉ là vấn đề ý thức, là sứ mệnh, mà theo ông còn là ''món nợ'', là sự ràng buộc của nhân duyên, của luân hồi chứ không phải đơn thuần chỉ là bổn phận: 'Nhà thơ, anh dành

dụm từng xu nhỏ, đồng kẽm, đồng chì / Mà phải trả các món nợ, bán đời đi để trả / Vét cả tâm hồn, dốc cả hai túi áo ra không đủ. / Không phải anh nợ mà nhân loại nợ, người đọc nợ / Anh trả cho anh là trả giúp họ rồi (Nợ). Và có lẽ

cách nào tốt hơn là phải thanh lọc tâm hồn, phải ''dấn thân'' (J. Sartre), phải" biến mình thành tiên tri thấu thị" (Rimbaud) trong nghề thơ, làm cho thơ. Xuân Diệu quan niệm bản chất của thơ “là sự cộng thêm vào thực tại một tâm hồn, một trí tuệ, một tình cảm, một sáng tạo” hay nói cách khác, từ hiện thực cuộc sống, thông qua tâm hồn trí tuệ, biết lọc lấy tinh chất và “đóng con dấu riêng” của cá tính sáng tạo và tác phẩm là những khía cạnh thuộc bản chất của thơ.

Khi quan niệm về nhà thơ, Xuân Diệu cho rằng làm thi sĩ là một cuộc đấu tranh, một sướng vui trong gian khổ. Người làm thơ không thể không trải qua một sự “rèn luyện cật lực”, phải chân thực đừng mượn hơi người khác thổi cái bong bóng của mình. Nhà thơ còn phải có tài, có vốn sống sâu rộng có bản lĩnh, phải biết hy sinh cho thi phẩm của mình. Ông khẳng định: “Tôi sáng tác vậy thì tôi tồn tại”, hồn vía của nhà thơ là ở cây bút và tác phẩm. Trong quy trình sáng tạo thơ, theo Xuân Diệu cái chính không phải là vấn đề kỹ thuật mà cái chính phải là ở chất cảm xúc. Nhưng nói như thế không có nghĩa là ông không coi trọng kỹ thuật làm thơ. Trái lại, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ có quan niệm hết sức nghiêm túc, công phu, tỷ mỷ và sâu sắc về nghề thơ, “công việc bếp núc” của nhà thơ. Tấy cả những điều đó đặng đi đến một quan niệm có tính chất then chốt, điểm đến cuối cùng, hay điểm hội tụ các quan niệm về thơ của ông. Đó là chất lượng của thơ. Xuân Diệu quan niệm một bài thơ hay cũng cho biết được cả một tác giả, hay “tính sổ xong, cái còn lại của các nhà thơ là những bài thơ hay”. Ông quan niệm thơ hay là “một vấn đề quan trọng, một vấn đề nền tảng”. Việc ông khẳng định thơ hay và phê phán thơ dở là làm tăng mỹ cảm cho người đọc, góp phần nâng cao chất lượng thơ.

Với tư tưởng và quan niệm về thơ như vậy, sau cách mạng Xuân Diệu có sự nhập cuộc với thời đại mới nhanh chóng và ông tự nguyện:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao.

(Những đêm hành quân - 1966)

Như vậy, những quan niệm về thơ sau cách mạng của các nhà thơ thuộc dòng chảy “chính thống” dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều đề cao vai trò, sứ mệnh của nhà thơ trước cuộc đời. Nó tiếp tục kế thừa những mặt tích cực tiến bộ trong quan điểm sáng tác của các nhà thơ lớn trong quá khứ, đặc biệt là của nhiều nhà thơ cộng sản lớn trên thế giới như L. Aragông (Pháp), V. Maiacôpxki (Nga),... Sở dĩ các nhà thơ cách mạng gặp nhau trong quan niệm về thơ như vậỵ vì: “Các nhà thơ cảm nhận cuộc đời trên cấp độ của cái tôi chung, hòa hợp cái riêng vẻ khác biệt, cái riêng đã thuộc vào cái chung” [36; 90].

Nhìn chung các nhà thơ nói trên đã có những quan niệm khá nhất quán và thấu triệt về thơ sau cách mạng đứng trên thế gới quan Mác xít. Những quan niệm ấy nêu cao tinh thần trách nhiệm của văn nghệ sĩ giữa cuộc đời trong bối cảnh sáng tạo của một nền văn nghệ mới.

Thơ Văn Cao không được xếp vào dòng chảy của thơ chính thống bởi quan niệm và sáng tác của Văn Cao có những nét riêng biệt. Cùng với các nhà thơ cùng thời ý thức được nhu cầu đổi mới thơ như Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng..., Văn Cao có những chủ kiến riêng về thơ. Trong khi quan niệm của các nhà thơ cách mạng chính thống chỉ thấy cái mới của thơ tương ứng với

cái mới của đối tượng phản ánh, tức là cuộc sống mới, con người mới. Thêm vào đó là xu hướng nghiêng về đại chúng (có thể xem cũng là mới so với thơ lãng mạn chỉ loay hoay với cái tôi cá nhân hay so với thơ trung đại mang tính chất bác học không gần gũi với đại chúng), thì Văn Cao và những người cùng quan điểm lại quan niệm về thơ không nghiêng về làm rõ vai trò xã hội của thơ hay sứ mệnh công dân của nhà thơ mà làm rõ tư cách người nghệ sĩ của nhà thơ – người có hoạt động mang tính chất đặc thù. Trong bài Mấy ý nghĩ

về thơ đăng trên tạp chí Văn nghệ tháng 7 năm 1957, Văn Cao đã phát biểu

quan niệm của ông về thơ. Xuất phát từ tính đặc thù của lao động nghệ thuật, thơ không giống với bât kì một lĩnh vực nào khác. Đặc biệt là ý thức của chủ thể sáng tao - người quyết định chất lượng của tác phẩm.Theo ông sáng tạo thơ phải đi đôi với tính mới của thơ, và ở đó vai trò của nhà thơ rất quan trọng, ông cho rằng: “Đến với cuộc đời, nhà thơ không chịu đựng một sự may rủi mà phải chủ động thành lập nên sự thẩm mĩ mới chơ người đọc, chủ động xây dựng con người biết tư tưởng cảm xúc và cảm giác tinh tế như mình trong xã hội đương thời và cả xã hội sau này”. Và những nhà thơ có chỗ đứng lâu bền trong lòng người đọc khi anh ta biết tìm tòi sáng tạo, dám hi sinh cho cái trường tồn. Văn Cao đã thấy đã ý thức được sâu sắc: “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường. Bởi vì, những người đó đã nghĩ đến sự tiến bộ của Nghệ thuật”. Lí do quyết định sự sống của thơ chính từ sự sáng tạo của nhà thơ và tính mới mẽ của thơ. Và ông quan niệm về tính mới của thơ và phương pháp sáng tạo cái mới cũng rất uyển chuyển: “Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái có sẵn cũng là một phương pháp sáng tạo” và “Biết bao nhiêu bài thơ mang cái mới nhất thời đã rụng trong khi tác giả của nó còn sống”. Theo Văn Cao, người làm thơ không chỉ lo cái hiện thời mà còn phải nghĩ đến cả cái mai sau. Điều đó phải trở thành lương tâm và trách nhiệm

nghề nghiệp của nhà thơ: “Người thành công nhất ngày nay phải lo tới cái thất bại ngày sau và người lo thất bại ngày nay cũng phải lo tới cái thất bại ngày sau. Nếu không có sự lo lắng đó, một nhà thơ không nghĩ tới trách nhiệm của mình khi viết, hoặc chỉ viết cho mình bây giờ mà không có trách nhiệm với người sau”. Vì hơn ai hết, nhà thơ là người nhận thức được một cách biện chứng về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, Văn Cao cho rằng: “Cuộc đời và Nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Mỗi chữ mỗi câu, mỗi bài thơ mở ra cái quãng ngược, quãng xuôi, những cái không nói tới mà người đọc càng tìm thấy mãi”.

Từ chỗ nắm bắt được cơ chế sáng tạo nghệ thuật thơ ca và khả năng tác động tinh vi của nó đến người đọc, và cũng từ mối quan hệ này, người đọc sẽ tri nhận được nhân cách, tầm vóc tư tưởng của nhà thơ: “Qua một nhà thơ, người ta thấy ngay con người của nhà thơ đang sống thực. Tư tưởng, cảm xúc và cảm giác của nhà thơ phải được thể hiện tinh vi. Câu thơ như vào trong óc để gợi sự suy nghĩ, vào trong tình cảm để xúc động và như vào trong da thịt để khêu gợi!”. Do đó Văn Cao khẳng định thiên chức và sứ mệnh của nhà thơ là phải có cá tính trong suy nghĩ là cơ sở tạo ra cá tính trong thơ: “Người làm thơ phải biết thành lập cho mình một cá tính trong suy nghĩ, trong tình cảm,

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ văn cao luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w