Nói đến Văn Cao, không thể không nói tới tài năng hội họa của ông. Từ thơ ấu ông đã say mê hội họa, lên Hà Nội khi còn nhỏ tuổi là để theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, và đó là nghề đầu tiên ông có. Âm nhạc với những thành công vang dội trong xã hội đã kéo tuột ông đi. Hòa bình lập lại, sau năm 1954, Văn Cao trở về Hà Nội với sự ngưỡng mộ rất lớn của công chúng âm nhạc. Vậy mà chỉ vài năm sau, ông vấp phải những khó khăn quá lớn. Con đường số phận ông nó vậy, có những chặng thật éo le, khốn khó. Đó là những năm sáu mươi của thế kỷ 20, ông dùng nghề vẽ để kiếm sống, như các họa sĩ Bùi Xuân Phái và Sĩ Ngọc. Những minh họa cho các báo,
nhiều nhất là báo Văn Nghệ, và nhiều bìa sách ông vẽ thật sự mang vẻ đẹp của tác phẩm mỹ thuật. Và tài năng hội họa của Văn Cao lại có cơ hội giao thoa ở địa hạt thơ ca.
Văn Cao là thi sĩ có biệt tài diễn đạt tâm trạng của mình bằng nghệ thuật tạo hình: Thềm nhà lăn tăn rơi/ Lá me vàng/ Những bóng người loang
trên Hồ Gươm/ Mỗi góc phố/ Mỗi góc đường/ Mỗi góc nhà/ Giấu một cái bóng/ Cổ kính.../ Hà Nội còn lại một ngày xưa (bài Mùa thu). Có thể nói, ông
trình bày đời sống tinh thần của mình bằng bố cục tạo hình:
Tất cả tình yêu khát khao hy vọng Bốc lên trong lòng
Rơi xuống những giọt nước mắt
Ðó là hội họa ấn tượng mà Văn Cao vẽ bằng thơ, thành bức tranh Tình
yêu bốc lên, rơi xuống. Bốc lên một hy vọng trong lòng, rồi thành nước mắt,
rơi xuống. Qua rất ít ngôn từ, người đọc cảm nhận ở thơ ông được rất nhiều. Phẩm chất hàm súc trí tuệ của thơ Văn Cao hết sức đặc biệt. Ông còn vẽ bức tranh Giấc mơ, chỉ bằng sáu dòng thơ, mà thấy một con người trong một thế giới, đẹp và buồn bao la:
Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao Những vì sao đang kể chuyện Giấc mơ của mái nhà
Bài thơ này Văn Cao mô tả mình, ở trong một ngôi nhà chật, nhưng lại có giấc mơ của những ngôi sao, và những ngôi sao lấp lánh trên cao kia, là đang kể chuyện về giấc mơ của một con người khốn khó, là ông. Nhà nghệ sĩ Việt Nam lớn bậc nhất thế kỷ 20, những năm sáu mươi và bảy mươi, đi trên đường đời thật nhiều éo le, vất vả. Ông chìm sâu vào suy nghĩ nội tâm, và thơ ông là những chiêm nghiệm cuộc sống (bài Có lúc):
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ Có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
Có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được.
Di sản thơ Văn Cao không nhiều, nhưng ông đã hẳn một chùm thơ viết năm 1967 về những bạn bè tâm giao như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân, Nguyễn Sáng, Nguyên Hồng. Ông vẽ chân dung bạn mình bằng thơ. Phố
Phái là chân dung tâm hồn Bùi Xuân Phái: Không người ở/Không số nhà/Không tên phố/Tôi gửi bài thơ về/Phố Phái/Người đưa thư sẽ tìm đến phố anh... Chân dung tinh thần của Nguyễn Tuân trong bài thơ Ðôi bạn được Văn
Cao vẽ với gam mầu trầm: Chúng tôi nói như không nói/Im lặng nói nhiều
hơn... Những câu thơ đặc tả buồn sâu xa, ấn tượng hội họa hiện lên rất rõ: Mắt anh và mắt tôi
Một lớp tro đang ròng ròng kéo sợi
Như tơ nhện trong không gian đầy nước...
Có những bài thơ ngắn nhưng ẩn hiện thấp thoáng như một bức tranh tĩnh vật có hồn, đó là giọt Tháp Chàm rơi trên trời xanh, trong cái “ tĩnh” của lặng lẽ lại chứa đựng cái “ động ” mạnh mẽ của nội tâm. Và, từ “giọt ” Tháp Chàm ấy, mở ra biết bao huyền thoại...:
Từ trời xanh rơi
vài giọt Tháp Chàm quanh Qui Nhơn
tôi như đứa tre nhỏ yêu huyền thoại...
(Qui Nhơn III)
“Đi vào bí mật của sáng tạo là đi vào con đường hầm với biết bao lối rẽ, mà có thể, cửa thoát là một hồ nước “ trên họng một ngọn núi cạn lửa”. Văn Cao - “con rái cá Bến Bính” không sợ những đường hầm tối tăm của sáng tạo, vì nó, có khi ông chối chối những cửa thoát hiểm, từ chối những lời mời gọi của những người bạn có thân hình “ dẹt như một con dao”. Cái nhìn của Văn Cao trong thơ, nhiều lúc, là cái nhìn của một họa sĩ, nó bắt được cái thần của đối tượng chỉ qua vài nét phác. Sự giản lược tối đa, những khoảng trống, những dấu lặng, tự làm khô lại như một cũ huệ lan chờ lúc bật mầm, thơ Văn Cao gợi nhớ đến thơ Ya.Ritxốt hay thơ N.Hitmét. Đó là thơ của những người chỉ có một khoảng không gian hẹp trong đời sống, những người phải dè sẻn lương thực, những cây xanh phải tận dụng đến từng chiếc lá của mình để phát điện ”[ 34;186].
Tác giả Thái Bá Vân đã phát hiện ra được những chỗ tinh tế giữa thơ ca và hội họa trong sáng tác của Văn Cao ‘‘... trên thơ ca anh, chữ nghĩa được
sử dụng theo quy luật của hội họa khá nhiều. Ta dễ dàng nhận ra những sáng tối tương phản, những đậm nhạt thầm lặng, những đường viền nặng nề rồi bỏ quãng trôi chìm vào bóng tối, những chữ sắc nét như dao trổ, những hình tượng đẩy dồn về phía trước, những không gian tượng trưng...’’[45 ;159]. Chính Văn Cao đã thừa nhận rằng: “Hình như trong đầu tôi có nhiều ngọn nến. Khi ngọn nến âm nhạc sáng lên thì tôi sáng tác ca khúc, hoặc nhạc không lời, lúc đó tôi thấy như âm thanh như vang lên trong đầu tôi, và thế là tôi ngồi vào đàn để sáng tác. Tôi vẫn khao khát vẽ và làm thơ. Tôi đến với nghề vẽ trước khi đến với âm nhạc. Từ nhỏ tôi đã vẽ bích báo và làm thơ... Khi ngọn nến hội họa đến với tôi, tôi căng toan để vẽ hay vẽ trên giấy, lúc ấy tôi bỏ ăn bỏ ngủ để vẽ... Nếu như ngọn nến thơ ca thắp sáng trong đầu tôi, lúc ấy tôi chỉ khao khát làm thơ... Âm thanh và màu sắc, thơ ca cùng một lúc đến với tôi.” [35;105-106].
Như vậy, đọc Văn Cao ta thấy giữa thơ ca, âm nhạc và hội họa có một mối lương duyên kì ngộ dặc biệt. Sự giao thoa của các hình nghệ thuật trong thơ Văn Cao phản ánh tài năng đa diện của ông, mặt khác thật được tính hấp dẫn của nghệ thuật đã mang lại đối với cuộc sống.