Quan niệm, tư tưởng riêng về đời sống của thơ Văn Cao

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ văn cao luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 68 - 82)

2.1.3.1. Quan niệm về cách mạng

Theo nghĩa Từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên), cách mạng là "Cuộc biến đổi xã hội - chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ mới tiến bộ" (trang 102). Hiểu theo nghĩa hẹp, cách mạng là sự thay thế một cái cũ bằng một cái mới tiến bộ hơn. Và những giá trị mới được thiết lập đủ tư cách phủ định những giá trị không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Nói đến cách mạng là nói đến một sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống. Sự thay đổi ấy không chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ mà có ý nghĩa trên diện rộng. Thành quả của cách mạng mang lại không chỉ làm đổi đời của số phận của những cá nhân mà còn là sự thay đổi kì diệu cho cả cộng đồng, dân tộc.

Từ một cuộc sống trì trệ, ngưng đọng và bóng tối, cách mạng đến đã làm biến đổi hoàn toàn. Thay đổi để hướng tới những cái mới hơn, tiến bộ hơn, nhân văn hơn đó là một sự thay đổi cần thiết cho cuộc sống. Hay nói cách khác cuộc sống rất cần những cú huých lớn để đem đến sự thay đổi căn bản. Và từ đây cuộc sống mang một diện mạo mới và chứa đựng nhiều điều thú vị. Hơn ai hết,

cá nhân những người nghệ sĩ bằng tất cả tâm hồn và sự nhạy cảm , họ ý thức sâu sắc được sự biến đổi của cuộc sống. Trong bài Ngoại ô mùa đông năm 1946, Văn Cao đã viết những lời thơ tự hào khi chứng kiến cảnh khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu mới của dân tộc sau cách mạng :

Cờ búa liềm

Treo giữa đài Văn Miếu

Ga Hàng Cỏ màu khinh thanh phiếu điểu Hàng vạn bó truyền đơn

Sở tan tầm đoàn lũ xéo hoàng hôn Bạn của tôi qua tường vôi thắc mắc Nắng sớm chiều người bước lại, kẻ qua... Nhật lệnh đêm nao

Lời gọi của cha già

Cùng với mọi miền của Tổ quốc, sự đổi thay kì diệu đã đến với quê hương Hải Phòng thân yêu của Văn Cao, một sự đổi thay mau lẹ diễn ra như trong mơ, mà chủ thể làm nên cuộc cách mạng là những người con trên mảnh đất quê hương .

Hải Phòng thuộc về tay chúng tôi Tàu đứng chết trên bến

Máy nằm im rỉ đầu trên mặt đất Mỗi ngày mồng một tháng năm

Tay chúng tôi làm thành những ngày động biển Rồi cửa biển về ta

Những năm đầu chính quyền cách mạng Giấc mơ của Hải Phòng

Như bóng cò trắng bay về lòng tôi thuở nhở

Từ đây, cuộc sống đã thay đổi và tâm hồn con người cũng biến đổi đổi theo. Chủ thể làm nên cuộc biến thiên lớn lao đó không ai khác mà chính là những bình thường mà vĩ đại. Họ đến với cách mạng bằng cuộc hành trình từ đau khổ gan lao và khốn khó đến niềm vui và hi vọng về tương lai tươi sáng.

Có năm cả xóm thợ đình công

Chúng tôi nuôi nhau bòn từng hạt gạo Có năm Hỏa Lò dựng lên máy chém Cả Hải Phòng sau những án đau thương Không ai dám nhìn một co gà bị giết Cờ búa liềm lại bay đầu ống khói Chúng tôi nhìn nhau tin tưởng bắt đầu.

(Những người trên cửa biển)

Cách mạng chẳng những đem đến sự đổi thay kì diệu cho cuộc sống mà còn là một chấn động cần thiết cho sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca. Cơn biến cố của lịch sử và sự chuyển mình của thời đại đã tạo nên cho nghệ thuật một một thế giới hiện thực mới. Hoàn cảnh ấy là cơ hội tốt cho nghệ thuật khám phá cuộc sống và phản ánh cuộc sống với tất cả các mối quan hệ phức tạp của nó. Hiện thực mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cảm xúc mới, tư

tưởng mới và mở ra những con đường và khát vọng sáng tạo mới. Trong tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ,Văn Cao đã thấy rõ được con đường tất yếu phải đi của thơ, trong đó người làm thơ phải ở trong tư thế chủ động: “Người làm thơ phải đi tìm những tư tưởng cảm xúc và cảm giác trên kia trong thực tế ở những con người đang hàng ngày túi bụi xây dựng. Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động và sợ hãi quay lưng lại. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường. Hôm nay con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp...”. Quả vậy, khi năng lượng tàng ẩn trong nhà thơ được giải phóng thì sức sáng tạo có cơ hội được thăng hoa và phát xạ. Khi đó tâm hồn của các nhà thơ là những cột ăng ten thu phát những tín hiệu của cuộc sống muôn màu. Khi nội giới bắt nhịp được cùng với ngoại giới thi đó là cơ hội tốt cho nghệ thuật phát triển.

Theo cách nhìn của Văn Cao, cách mạng không chỉ là một chấn động cần thiết cho nghệ thuật, nó còn là một cơ hội giải phóng cho những thân phận bé mọn, thấp hèn sống dưới đáy xã hội. Dưới xã hội cũ, họ là những kiếp người lay lắt, tủi nhục, sống mà như chưa hề được sống, “giữa quê hương mà như kiếp đi đày” (thơ Tố Hữu). Trong phần đầu trường ca Người đi

tới biển, bằng những lời thơ ngậm ngùi, buồn bã, Văn Cao đã trần tình: Tôi không có quê hương/ Nghe đâu như Thái Bình, Hà Nam Phủ Lí/ Như Nam Định/ Ruộng đất mênh mông trong tiếng hát/ Quê mẹ quê cha cách một vườn trầu. Và còn chua xót ai hoài hơn của những số kiếp sống trong tủi hờn đau

khổ: Cả cuộc đời chỉ thấy rơi nước mắt/ Chỉ nghe thở dài/ Buồn của những

Họ đi đâu/ Tất cả đi đâu/ Ôi Hải Phòng vết thương miền Bắc/ Cổ họng chúng ta ngày đênm rõ máu/ Hải Phòng những đêm tối đen như hầm than đá. Thế rồi

cách mạng về tất cả đã đổi thay, được sống và hi vọng và giải phóng. Lời thơ như reo vui, tự hào trước Những ngày động biển: Ngày giải phóng những tiếng

nổ chào mừng/ Góp hơi sức muôn vàn người trong phố/ Xi măng Sở dầu Máy chai Máy chỉ/ Giốc núi Hàng kênh Hạ đoạn Sâm bồ/ Đò đất Mĩ Khê Phú Xá An Dương/ Thuủy Tú?Thủy Đường Đồ Sơn Đồ Hải/ Chào các anh bộ đội/ Chào các anh văn nghệ trở về/ Ngày đêm tiếng chuyển động Hải Phòng/ Ngày đêm tiếng hát càng lồng lộng. Như vậy cách mạng về đã rũ sạch bao nỗi ê chề

nhục nhã, bao cay đắng tủi hờn đói rét của những kiếp người lầm than. Đồng thời mang đến cho con người tình yêu niềm tin và hi vọng mới:

Tôi yêu Hải Phòng như yêu Việt Nam nhỏ lại Tôi yêu Việt Nam như tôi biết yêu tôi

Hải Phòng dựng lên tư tưởng làm nhựa dẫn lòng tôi.

Nhờ sự gắn bó máu thịt với quê hương, nhân dân và cách mạng, Văn Cao đã có những vần thơ đầy tính tiên báo. Từ quan những quan niệm riêng về cách mạng, Văn Cao đã viết nên những vần thơ đầy khắc khoải, hi vọng và ước mơ chảy bỏng. Trong bài viết Anh Văn Cao sống mãi, in trong cuốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn Cao tài năng và nhân cách, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Trong

nghệ thuật, Văn Cao luôn là nhà tiên phong gắn bó với nhân dân và Tổ quốc mình. Chính vì sự gắn bó với nhân dân và Tổ quốc nên nghệ thuật của anh đầy ắp chất nổ dự báo về tương lai ”[ 35; 161].

2.1.3.2. Quan niệm về tự do

Đi đôi với quan niệm về cách mạng là quan niệm về tự do đã được Văn Cao thể hiện gián tiếp qua thế giới hình tượng với với nhiều màu vẻ. Tự do là nói đến sự giải phóng khỏi những ràng buộc ngăn trở để hướng đến những giá

trị đích thực trong cuộc sống. Đây là một phạm trù vừa là giá trị vật chất vừa có ý nghĩa tinh thần to lớn, mang tầm phổ quát nhân loại.

Như đã nói, tự do là một khái niệm khá rộng, nó bao hàm nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau. Trong quan niệm của người nghệ sĩ Văn Cao, tự do được nhận thức trên những góc độ như: tự do cho dân tộc, cộng đồng xã hội; tự do cho cá nhân con người; tự do cho nghệ thuật, cho sáng tạo nghệ thuật. Ở mỗi phương diện, quan niệm về tự do được nhận thức và lí giải theo những tầm mức khác nhau tùy thuộc vào phạm vi đối tượng.

Trước hết, tự do cho dân tộc là vấn đề hệ trọng và lớn lao nhât. Độc lập dân tộc, tự do cho đất nước là điều kiện tiên quyết mang lại tự do cho cộng đồng người trong xã hội. Để có được giá trị của tự do nhiều khi phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ hi sinh của nhiều thế hệ. Vì đó là khát vọng muôn đời của con người, là một giá trị cơ bản trong cuộc sống. Trong sáng tác thơ của Văn Cao, quan niệm về tự do không được ông nói nhiều và đề cập trực tiếp mà chủ yếu được ẩn ý qua thế giới hình tượng nghệ thuật sinh động.

Hiện thực của cảnh mất nước, dân tộc nô lệ, cuộc đời mất tự do đã được Văn Cao tái hiện bằng những câu thơ đau đáu một nỗi niềm xúc động: Có những năm bầy ngựa Nhật đi vào tỉnh

Xóm tôi không còn một buồng chuối chín Có năm bom Mĩ đổ xuống quanh nhà Chỉ còn tiếng kêu trời khóc ra máu...

Và có thể nói mất tự do là mất tất cả:

Mất cả mùa xuân Mất cả tình yêu

Mất đôi mắt thật nhiều rung cảm Mất rất nhiều đồng chí...

(Những người trên cửa biển)

Từ đó mà con người đã ý thức sâu sắc về giá trị của tự do. Có tự do đồng nghĩa với niềm, khát vọng, giấc mơ về hạnh phúc tương lai được định rõ (Xưa ai hay hoa phượng mọc bên đường là đẹp/ Hôm nay hoa đỗ vào mắt kính

ống quay phim/ Tờ báo đầu tiên tả chuyện mùi hoa/ Màu phượng làm duyên đầu câu thơ mới/ Chúng ta đi mang tâm hồn đứa trẻ/ Mới trông thấy nhà thấy đèn thấy phố thấy người đi/ Ngày giải phóng những tiếng nổ chào mừng -

Những người trên cửa biển).

Như một hệ quả tất yếu, bi kịch của một dân tộc dẫn đến bi kịch của những số phận cá nhân trong dân tộc ấy. Giành được tự do cho dân tộc là cơ sở để giành lại tự do cho mỗi cá nhân. Và một cuộc sống mới, hi vọng mới lại được bắt đầu tái sinh:

Phục hồi hàng vạn con người Đang nhìn nhà máy kho hàng Cho ngọn lửa nhen trong bếp

Những tiếng còi tầm đầu tiên gọi sáng Vang vang tiếng guốc tiếng cười Giữa phố sá mờ sương...

chúng tôi hôn nhau

Những đất đai những chân trời gần lại Ước mơ thuở nhỏ của lòng tôi mở cánh

Những đường dây cách mạng ngày nay Đã khâu thành chiếc lưới vĩ đại

Lòng tôi nghe tiếng võng đưa

Như mới sinh ra giữa cuộc đời tươi đẹp.

(Những người trên cửa biển) Đó là hình ảnh cánh cửa mở ra sau "một tiếng động" nhưng không có con người. Mà:

Chỉ thấy

Một chiếc cầu thang nhà trên gác Và ánh sáng

Không động đậy

(Cánh cửa)

Hay hình ảnh "người đi dọc biển", không để lại "dấu chân". Tất cả như bị cuốn trôi vào cái mênh mông của biển cả bao la. Và phải chăng, đó chính là hiện thân của sự mỏng manh kiếp người trước hư vô ! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đi dọc biển không để lại dấu chân

(Người đi dọc biển)

Bởi lẽ, như chính Văn Cao đã nói "Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng" Song tâm thức "trôi" trong thơ Văn Cao tuy nhuần thấm lẽ vô thường và bồng bềnh trong hư vô bất định nhưng không bao giờ lạc hướng. Ngược lại ông luôn thể hiện chủ kiến của mình trước cuộc đời. Với lẽ sống cao đẹp của người nghệ sĩ, ông luôn nêu cao ý thức trách nhiệm công dân trước xã hội và

nhân dân. Và đây chính là cảm hứng chủ đạo để Văn Cao viết những bài thơ mang hơi thở nóng hổi của hiện thực cuộc sống như: Chiếc xe xác qua

phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa Đông 1946, Quy Nhơn 3, trường ca Những người trên cửa biển... Đồng thời đó cũng là tiếng gọi thao thiết từ trong tâm

cảm, để ông trở thành một nghệ sĩ luôn dấn thân vì dân tộc:

Những năm tháng Hải Phòng đầy biến động Đời tôi như cái phao trên mặt biển

...

Tôi giờ đây liếm môi nóng bỏng Nhìn ra biển bao la

Lòng hãy còn nhiều khát vọng

còn rất nhiều khát vọng Biển thành người khổng lồ kêu khát suốt ngày đêm

(Những người trên cửa biển)

Vì vậy, thi nhân luôn ước mong "gặp được biển" để tắm mình trong lòng biển mênh mông vô tận, thẳm sâu như một biểu tượng của khát vọng tự do.

Tôi sống

Nhìn những chiếc lá trôi theo dòng suối Đến mùa gió Nam thổi

Tôi lại đi theo những chiếc lá Phiêu du

Tới bao giờ tôi gặp được biển

(Tôi ở)

Dân tộc được tự do, thân phận cá nhân con người dần được giải phóng là điều kiện tốt cho tự do trong nghệ thuật nói chung và sáng tạo nghệ thuật.

Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật là “Hình thái đặc thù của ý thức xã hội và các hoạt động của con người, một phương thức quan trọng để chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp’’[ 20; 199]. Do nghệ thuật được phát sinh và hình thành từ cơ sở lao động, một môi trường lành mạnh tích cực là hết sức cần thiết cho sáng tạo. Thơ ca là một bộ phận sáng tạo đặc biệt trong gia đình nghệ thuật, nó rất cần được giải phóng từ nhiều phía để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo. Khi có được tự do, thế giới tâm hồn của người nghệ sĩ như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới. Điều đó được Văn Cao tâm sự rất rõ trong trường ca Những người trên

cửa biển, những năm tháng dân tộc mất tự do, quê hương chìm trong đau khổ,

con người đói rét lầm than, cảnh quê ảm đạm tiêu điều. Và rồi sau Những ngày động biển, quê hương được giải phóng, tâm hồn thi sĩ như reo lên phấn

chấn:

Hải Phòng dựng lên âm nhạc

Nhạc đang biến thành sự thực quanh ta Tôi càng yêu hơn

Những cuộc đời sau bức tường xám xa, lêm nhem than khói... Với tôi tất cả

Đều rộng lớn vô cùng

Hải Phòng dựng lên hội họa

Những bức tranh tăng dân số chúng ta Có người không biết trăng là đẹp Bỗng nhiên chiều đứng ngắm trăng lên

Trên đầu nhà máy nghe như ai hát trong lòng... Hải Phòng đã dựng lên thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu thơ thành sự thật...

Như vậy, có thể nói tự do là một giá trị tinh thần to lớn, và tự do về tinh thần lại là một thứ tự do tuyệt đối. Tự do mang đến cho nghệ thuật môi trường sáng tạo thẩm mĩ. Với Văn Cao đó là mảnh đất màu mỡ cho cho nhạc, cho họa, cho thơ ông nảy nở và thăng hoa.

Nói tóm lại, dù trong xã hội nào, thời đại nào thì tự do luôn vẫn là thứ của cải tinh thần quí giá cho dân tộc, cộng đồng , cho cá nhân con người và đặc biệtt là cho nghệ thuật và câu chuyện sáng tạo của nghệ thuật chân chính.

2.1.3.3. Quan niệm về các giá trị thực - ảo

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ văn cao luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 68 - 82)