Cuộc “đối thoại” của thơ Văn Cao đối với những giá trị thơ khác đương thờ

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ văn cao luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 86 - 90)

khác đương thời

Thực ra, đây là cuộc đối thoại âm thầm, đối thoại giả định, người ngoài không thể nhận biết, nếu như thơ không được in ra, được công bố. Suốt một thời kỳ dài, người ta tưởng Văn Cao cũng như nhiều nhà thơ khác thuộc nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm đã đánh mất tiếng nói của mình (họ không có quyền công bố tác phẩm, hoặc nếu có được công bố thì thơ của họ chắc chắn không phù hợp với tầm đón nhận của số đông). Hơn ai hết, Văn Cao ý thức được rất rõ sự phù phiếm của những thứ thơ nhất thời, ông cảnh tỉnh và chiêm nghiệm rằng:

Những bó hoa mang tới

chúc tụng

Thành công một con người Hàng ngày hàng ngày Xây thành cái mồ chôn Con người thành công ấy

Và ông đã tinh ý nhận ra một điều tưởng chừng như rất nghịch lí lại rất có lí

Người ta đôi khi bị giết

Là người nghệ sĩ luôn đau đáu một khát vọng sáng tạo và đổi mới, Văn Cao luôn đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã, hơn ai hết ông là người ý thức rất cao về giá trị của sự sống đích thực.

Giữa sự sống và sự chết Tôi chọn sự sống

Để bảo vệ sự sống Tôi chọn sự chết

(Chọn)

Ý thơ mang tính lập luận, giọng thơ hùng biện thể hiện tình thế lựa chọn như một tâm thức hiện sinh.

Có những bài thơ bé nhỏ, yên ả đến đến vô thường, người hời hợt dễ bỏ qua: Con thuyền đi qua; để lại sóng/ Đoàn tàu đi qua để lại tiếng/ Đoàn người

đi qua để lại bóng/ Tôi không đi qua tôi ; để lại gì? (Không đề). Đọc qua bài

thơ thì thấy cũng chẳng có gì để mà nói. Như ý nghĩa sâu xa của bài thơ vậy thôi: từ con thuyền, đoàn tàu, đoàn người đều ít nhiều để lại dấu vết xác định của mình. Riêng “tôi không đi qua”, và tôi càng “không đi qua tôi”, vậy thì tôi có gì để lại? “Đi qua”, nghĩa là đi hời hợt, bề ngoài và như vậy thì những gì anh để lại cũng là hư ảnh, bèo bọt, dễ tan. Và nhà thơ là người không chịu “đi qua”, mà là phải sống kỹ, sống nhuyễn; sống kỹ với xung quanh và sống kỹ với chính mình. Sống siêng năng và trách nhiệm, sống với mình, với người, cho mình, cho người và sống nghiệm sinh trong từng khoảng khắc của riêng mình… Hơn nữa, khi tôi không chịu “đi qua tôi”, tức là tôi không chịu biến mình thành kẻ khác. Nếu chấp nhận đi qua chính mình là chấp nhận đánh mất mình. Vì thế, phải luôn sống là mình, biến nó thành một bản lĩnh, một nguyên tắc sống. “Tôi không đi qua” là một sự tự nghiệm đau đớn và kiêu hãnh. Chính vì kiên định trong lối sống kiêu hãnh như thế, nên mỗi sáng tạo

của nghệ sĩ Văn Cao là một bảo đảm đầy sức thuyết phục và rất nhiều ý nghĩa đối với con người …

Bài thơ "Thời gian", in trong tập thơ "Lá" của người nghệ sĩ tài hoa này đã để lại một ám ảnh đặc biệt:

Thời gian qua kẻ tay Làm khô những chiếc lá Kỷ niệm trong tôi

Rơi

Như tiếng sỏi

Trong lòng giếng cạn Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những câu hát còn xanh

Và đôi mắt em như hai giếng nước.

Nói đến thời gian là đề cập đến một vấn đề có tính chất triết học. Thời gian là một đại lượng vô cùng tận. Cho nên, đối mặt với thời gian, nhiều người có những cảm nhận, suy tưởng rất khác nhau. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ từng có cảm nhận rằng: “Hương thời gian thanh thanh, màu thời gian tím

ngắt”, bởi đó là màu yêu, hương yêu. Hương, màu của tình yêu đích thực.

Thời gian của Vũ Tú Nam lại là những suy tưởng độc đáo của người nghệ sĩ: Thời gian - Thời gian vô cùng và hạn hữu/ “Miếng da lừa” dài ngắn được

bao lâu, hay: Đánh giá thời gian - Một việc làm chẳng dễ/ Tuổi ấu thơ xa lắc vẫn như gần. Còn nghệ sĩ đa tài Văn Cao bắt đầu những ý tưởng nghệ thuật

của mình bằng sự tự ý thức về qui luật nghiệt ngã của thời gian: Thời gian

thuật thời gian của âm nhạc để lời thơ, điệu thơ theo đúng ý đồ nghệ thuật của mình: nhanh chóng vánh qua kẽ tay làm biển đổi những vật thể hữu hình làm

khô những chiếc lá và lắng lại trong những hồi ức suy tư Kỷ niệm trong tôi - Rơi …. Kỷ niệm rơi như tiếng sỏi, mà lại là tiếng sỏi trong lòng giếng cạn: khô

lạnh, không vang ngân. Một sự ngưng nghỉ chất chứa suy tư của con người khi trực diện với kí ức thời gian. Một “dấu lặng” hợp lí khép lại những câu thơ làm nền cho việc tạo dựng những hình tượng thơ mang chủ đề tư tưởng : Riêng những câu thơ - còn xanh/ Riêng những bài hát - còn xanh/ Và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đôi mắt em - như hai giếng nước”. “Riêng” - Vâng, riêng những câu thơ, bài

hát và đôi mắt em tồn tại bất chấp thời gian. Nội tâm của con người, những cảm xúc tế nhị của niềm vui, nỗi buồn, những suy tư, ước vọng… cái miền tâm linh ấy lại đầu thai và tái sinh từ những câu hát, những bài hát. Tâm hồn con người là toàn vẹn bất tận. Sự bất diệt của con người là để lại sau mình một dấu vết đời đời. Thời gian có thể làm đổi thay tất cả, và tất cả sẽ là cát bụi, nhưng sự bất diệt của con người là những câu thơ còn xanh, những bài

hát còn xanh; và đôi mắt em như hai giếng nước lại là đôi mắt tinh anh của cái

đẹp, bởi nó là tình yêu mang vẻ đẹp vĩnh cửu và là sự bất tử của con người. Có phải vì những điều đó chăng mà Thời gian đã và đang là chiếc lá xanh, là gam màu xanh riêng trong cánh rừng đại ngàn của thi ca ?

Có thể nói, thơ Văn Cao là quê hương, là những nốt nhạc và nét vẽ chen nhau để phác họa trung thực và sống động tâm cảm của cả một thời. Trong ánh nến của hoài nhớ, trong rung động của tiềm thức, thơ chắt lọc tháng ngày trong đau đớn nhân sinh để tượng hình nỗi khắc khoải của bức tượng phù điêu tạc trong những cơn mê đắm của lãng mạn mơ mộng. Thơ Văn Cao là thơ, là tinh tuyền của nỗi hoang sơ, của Thơ viết hoa, của những dòng chữ chở chuyên cả một vùng trời biển. Bằng một nẻo đi riêng, Văn Cao

âm thầm lặng lẽ sáng tạo và dám hi sinh, sẵn sang đối diện với hiện thực phũ phàng để đổi lấy sự sống thật cho Thơ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ văn cao luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 86 - 90)