Thực dân Anh độc chiếm ấn Độ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Trang 41 - 45)

Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sau khi hạ đo ván các đối thủ ngoại bang trên vũ đài tiểu lục địa ấn Độ, rảnh tay với mọi tranh chấp, Anh tiến hành cuộc chinh phục và bình định thuộc địa trong vòng gần 100 năm tiếp theo. Đối tợng trong cuộc tranh chấp “quyền bá chủ” với Anh lúc này là liên bang Maratha, Haiderali và một số tiểu quốc khác.

Trận Plátxây (năm 1757) làm cho hoàng triều Môgôn từ lâu đã suy yếu càng thêm suy yếu và không còn đủ sức chống lại bọn xâm lợc. Hoà ớc Pari (năm 1763) chấm dứt sự cạnh tranh của thực dân Châu âu ở ấn Độ, Anh độc quyền làm chúa ấn Độ. Bằng mọi phơng pháp Anh lợi dụng tình trạng các vơng quốc phân tán, sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp để tiến hành xâm lợc. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của từng vùng mà Anh hoặc đặt sứ thuộc địa, hoặc lập sứ bảo hộ, cho tự trị hoặc duy trì quyền lực các chúa phong kiến cũ. Nhng tất cả đều đặt dới quyền thống trị duy nhất của Anh.

Mục tiêu đầu tiên là Bengan – một trong những vùng trù phú có nền kinh tế phát triển nhất của đế quốc Môgôn. Sau thắng lợi Plátxây nhất là sau khi đánh bại Mia Caxim – một lãnh vơng kiên cờng, ngời Anh hoàn toàn làm chủ hạ lu sông Hằng, các lãnh vơng đều trở thành bù nhìn, công quốc láng giềng Anđơ cũng bị chinh phục và lệ thuộc vào Anh.

Tại phía Nam, công quốc Maixo là trở ngại chính đối với thực dân Anh, lãnh vơng Maixo là Haiđa Ali là ngời xuất chúng: “Ông có một thứ lý tởng quốc gia nào đó và có đủ đức tính của một lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng”. Sau một

thời gian dài trớc khi những ngời khác ra trận ông đã hiểu tầm quan trọng sức mạnh trên biển và mối đe doạ ngày càng tăng của ngời Anh dựa trên sức mạnh hải quân. Trớc thực tế đó, ông đã tiến hành cải tổ quân đội, dùng ngời Pháp làm sĩ quan chỉ huy, áp dụng chiến thuật mới, coi trọng kỷ luật. Do vậy, lực lợng của Haiđa Ali buộc ngời Anh không thể xem thờng, họ đã giáng cho Anh những đòn thua đau đớn và gần nh phá vỡ đợc thế lực của công ty Đông ấn ở miền Nam.

Đối mặt với một đối thủ nh vậy quân Anh phải tiến hành tới 4 cuộc chiến tranh trong các năm: 1767, 1780, 1790 và 1799. Cuối cùng mới đánh bại đợc họ. Thắng lợi của ngời Anh làm cho chiến trờng trở nên thoáng đãng chỉ còn lại ngời Anh và ngời Maratha cho cuộc quyết đấu cuối cùng.

Ngời Maratha có lý tởng mang màu sắc tôn giáo và mang tính địa phơng rõ rệt. Nhng họ đã thực sự thống nhất cũng cố đợc tinh thần, sức mạnh của mình trên nền dân tộc chủ nghĩa. Cát cứ ở miền Tây ấn Độ ngay từ đầu thế kỷ XVIII họ đã lấn át đợc chính quyền Môgôn. Quân lính Maratha đã xuất hiện ở cổng thành Đêli từ năm 1737 mà không có một lực lợng nào đủ mạnh để chống lại họ. Sau khi v- ơng quốc Maixo bị tiêu diệt, Maratha đã trở thành đối tợng số một của Anh nh chính Charles Metcalfe một quan chức Anh giỏi nhất ở ấn Độ đã công nhận: “ấn Độ chỉ còn lại hai lực lợng lớn, ngời Anh và ngời Maratha và tất cả các vơng quốc khác đều thừa nhận ảnh hởng của một trong hai bên đó”. Nhng giữa các thủ lĩnh Maratha lại có sự đối địch và mâu thuẫn, Anh đã lợi dụng cơ hội này để ký hiệp - ớc riêng lẽ với từng vơng quốc Maratha và đợc quyền làm chủ vùng rộng lớn ở Bombay.

Các tiểu vơng khác tiếp tục đấu tranh nhng không thu đợc kết quả gì Anh vẫn giữ vững và cũng cố địa vị của mình ở ấn Độ, nhiều vơng quốc giàu có nhất của ấn Độ từ Bengan tới các vùng phụ cận và toàn bộ miền Nam ấn Độ đã thành thuộc địa của Anh. Cho đến nữa sau thế kỷ XVIII, Anh đã chiếm đợc 1/3 đất nớc

ấn Độ và nửa đầu thế kỷ XIX tiếp tục chinh phục vùng còn lại với các nớc xung quanh ấn Độ.

Vào đầu thế kỷ XIX, các vơng quốc Maratta trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nội chiến giữa các tiểu vơng, thuế má tăng lên làm cho nông dân bị phá sản và họ không ngừng nổi lên chống bọn phong kiến. Trong tình hình ấy, năm 1803 bọn thực dân Anh khởi đầu cuộc chiến tranh xâm lợc các vơng quốc Maratta. Nhân dân Marat và các tộc khác vùng Trung ấn đã ngoan cờng chống lại bọn xâm lợc. Song, vì không có lãnh đạo, không đợc tổ chức thống nhất vững mạnh, bọn phong kiến lại sớm đầu hàng thực dân Anh nên cuộc kháng chiến này bị thất bại. Trong những năm 1803 – 1805, Anh chiếm một phần lãnh thổ các vơng quốc Maratta và Đêli. Đến năm 1817, Anh tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lợc mới chiếm toàn bộ lãnh thổ của ngời Marat. Năm 1826, Anh xâm chiếm Miến Điện và sát nhập vào vùng Atxam. Năm 1843, chiếm vùng Xin. Đến thời gian này chỉ còn một vơng quốc độc lập trên đảo ấn Độ là vơng quốc Pen giáp.

Lợi dụng tình trạng chia cắt ở Pen giáp và dựa vào một số phong kiến phản bội ở đây. Năm 1845, thực dân Anh thực hiện kế hoạnh đánh chiếm dần. Nhân dân Xích ở Pen giáp đã giáng trả bọn xâm lợc những đòn mạnh mẽ. Nhng do đợc bọn phong kiến phản bội giúp sức quân đội Anh đã dẹp đợc khởi nghĩa này vào tháng 2/1846. Một phần đất đai của vùng Pen giáp bị sát nhập vào lãnh thổ chiếm đóng của công ty Đông ấn Độ cuả Anh. Năm 1848, nhân dân Pen giáp lại vùng dậy khởi nghĩa và đã tập hợp đợc đông đảo ngời Xích. Và trong cuộc xâm lợc Apghanistan quân đội Anh đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của ngời Xích. Thực hiện âm mu trung lập quân đội Xích để tập trung đánh Apghanistan tớng Anh là HenRy Lawrence đã gặp Gulab-Singh đại diện chính phủ Xích ở Peshawa để đàm phán. Vốn mang sẵn t tởng phản bội. R.Singh đã chấp nhận làm nội ứng

cho quân Anh nhờ vậy quân Anh đã tránh đợc sự mai phục của quân Xích đánh đợc KhybenPass, uy hiếp Kabul.

Cùng với sự cộng tác của ngời Xích quân Anh đã phát động cuộc chiến tranh chống vơng quốc Xích (11/1845) với âm mu làm suy yếu đối thủ và chiếm Peshawa làm căn cứ. Thực hiện âm mu này ngày 16/ 3/1846 chính phủ Anh ký với R.Sigh hiệp ớc Amritsar, cắt Casmia khỏi vơng quốc Xích và thởng công cho R.Sigh. Từ đó, Casmia trở thành căn cứ hậu cần quan trọng của quân Anh và dựa vào thủ phủ lợi hại này quân Anh đã tiến hành cuộc nội chiến thứ hai chống vơng quốc Xích và chiếm đợc toàn vùng Pen giáp vào (3/1849). Pen giáp là vùng đất cuối cùng trở thành thuộc địa của công ty Đông ấn Anh.

Nh vậy, thực dân Anh đã hoàn thành từng bớc và đến gần với mục tiêu xâm lợc của mình. Bớc đầu tiên là sự thăm dò, do thám tìm đờng sau đó là đặt lòng tin với các hoàng đế ấn Độ rồi lấn dần tới việc thành lập các thơng điếm, căn cứ th- ơng mại ở đây. Những thơng điếm đợc lập nên có ý nghĩa nh những đồn tiền tiêu cho t bản Anh, đem đến cho họ một khu vực rộng lớn. Và rồi cứ từng bớc nh thế mục tiêu của họ lại càng gần hơn. Sau thất bại của vơng quốc Maixo (năm 1799), tiếp đến là lực lợng Maratha bị đập tan (năm 1818) Anh đã hoàn thành một bớc lớn trong chặng đờng cuối cùng. Cuộc chiến chống ngời Xích thắng lợi đã hoàn chỉnh lãnh thổ thuộc địa rộng lớn cho thực dân Anh. Mở ra thời kỳ mới trên con đờng xâm lợc của thuộc địa t bản Anh.

Ch

ơng 3: chính sách cai trị của thực dân anh và phong trào phản kháng của nhân dân ấn độ (Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX).

3.1. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở ấn Độ (Từ giữa thế kỷ XVIII đến

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w