Phong trào phản kháng của nhân dân ấn Độ (từ giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX ).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Trang 59 - 61)

tới cao trào trong những năm 1857 – 1859.

3.2. Phong trào phản kháng của nhân dân ấn Độ (từ giữa thế kỷ XVIII đếnnửa đầu thế kỷ XIX ). nửa đầu thế kỷ XIX ).

Trớc nguy cơ đất nớc rơi dần vào tay thực dân Anh xâm lợc, trên khắp ấn Độ đều có những cuộc khởi nghĩa chống lại chúng. Lịch sử ấn Độ nửa đầu thế kỷ XIX không ngừng chứng kiến các hoạt động của nông dân, các bộ lạc và các tầng lớp phong kiến thất thế chống thực dân. Thực dân Anh xâm chiếm ấn Độ đã chà

đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân ấn Độ. Nh một lẽ thờng tình “có áp bức thì có đấu tranh”. Nhân dân ấn Độ đã liên tiếp có những phản ứng mạnh mẽ để chống lại sự bất công đó .

Ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhiều lãnh chúa phong kiến đã nổi dậy kiên cờng chống lại ách thống trị của Anh ở vùng Xirêcara bị đàn áp bởi hai cuộc hành binh của quân Anh khởi nghĩa lại bùng lên năm 1813 và 1831, mỗi cuộc khởi nghĩa kéo dài vài năm. Năm 1807, một cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp tỉnh Đêli. Năm 1817 – 1818, nông dân Ôritxat dới sự lãnh đạo của phong kiến địa phơng đứng dậy chống lại việc thu thuế phục vụ chiến tranh. Trong những năm 1826 – 1829, thực dân Anh phải điều quân đến công quốc Maixo để đàn áp cuộc nổi dậy chống thuế của nông dân. Ngoài ra, có thể kể đến các cuộc khởi nghĩa của Cácna (1846 - 1847). ở vùng công quốc thống nhất Bom bay (1844 ) . . . Cùng thời gian này có không ít cuộc nổi dậy chống thực dân của các bộ lạc khiến cho thực dân Anh phải tiến hành nhiều cuộc “tiểu chiến tranh” đàn áp, ở các thành phố diễn ra các cuộc đấu tranh chống thuế .

Các cuộc nổi dậy chống thực dân trên đây cho thấy tinh thần chống xâm l- ợc đã phát triển ở ấn Độ, tuy nhiên các phong trào đó diễn ra dới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến cuối cùng đã bị thất bại, ý muốn lập lại trật tự phong kiến cổ xa của những ngời lãnh đạo phong trào dĩ nhiên đã không thành công. Cũng chính trong thời gian này, ở ấn Độ đã xuất hiện một khuynh hớng mới do những ngời lãnh đạo nhận thức đợc sự lạc hậu của các tập tục và thói quen cổ truyền. Những ngời tiếp nhận nền giáo dục Châu Âu đã phê phán các tập tục phong kiến trên lập trờng nhân đạo và chủ nghĩa duy lí đồng thời họ cũng chống lại việc bọn thực dân Anh thực hiện chính sách văn hoá “ngu dân” bóp chết nền văn hoá dân tộc. Họ lên án việc thực dân Anh khuyến khích những tập quán lạc hậu, phản động. Ngời tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt của văn hoá dân tộc ấn Độ, cho trào lu văn hoá tiến bộ đó là quý tộc ở Bengan: Ram Mohan Roy (1772- 1883), năm

1815 ông thành lập hội: “Arya Sbha”, năm 1828 thành lập hội thần Brahma – “Brahmasama”. Mặc dù còn mang tính chất tôn giáo, song đó là tính chất xã hội ấn Độ đầu tiên do bầu cử theo kiểu Châu Âu lập ra. R. M. Roy đã cho xuất bản từ báo ấn Độ đầu tiên bằng tiếng Bengali - tờ tuần báo “Sam bad Kaumidi” (năm 1821), tờ “Mứat-ul-ahbar” bằng tiếng Ba t... Bàn về các vấn đề đời sống xã hội ấn Độ, nhất là ở Bengan. Ông đấu tranh không mệt mỏi cho tự do nhân quyền, chống chế độ kiểm duyệt, chống các hủ tục xã hội. Hoạt đông của R. M. Roy và tổ chức do ông sáng lập đã thu hút nhiều trí thức tiến bộ tham gia.

Ngoài ra, có thể kể đến hoạt động của các tổ chức khác nh: Hội ấn Độ thuộc Anh ở Cancutta(năm 1851), báo “mặt trời”, phong trào phê bình sự phi nghĩa của chính quyền thực dân.

Nh vậy, bằng hình thức khác nhau, nhân dân ấn Độ đã dũng cảm đứng lên chống xâm lợc ngay từ khi chúng vừa đặt chân đến. Sự xâm lợc và ách cai trị của thực dân đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân ấn Độ. Chính vì vậy, mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Cho đến đầu thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh lại bùng lên mạnh mẽ, và cho đến giữa thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ đã ghi dấu mốc quan trọng đó là một cuộc khởi nghĩa của binh lính Xipay trong quân đội Anh vào những năm 1857 - 1859.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Trang 59 - 61)