Chính sách về kinh tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Trang 45 - 50)

• Về nông nghiệp :

ấn độ là một đất nớc rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên đồng thời là một thuộc địa nông nghiệp. Do vậy, những chính sách về nông nghiệp là một phần rất quan trọng của chế độ thống trị và bóc lột của thực dân.

Khi thực dân Anh đặt chân lên ấn Độ thì nền kinh tế ở đây chủ yếu là nông nghiệp. Vì thế, chúng không thể không chú ý đến việc ban hành một số chính sách ruộng đất và thuế khoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vơ vét, bóc lột.

Có thể thấy, trong xã hội cổ trung đại ấn Độ, sự tồn tại công xã nông thôn gắn liền với quyền chiếm hữu và phân phối ruộng đất, dù quyền sở hữu tối cao tập trung vào tay nhà nớc. Giới quý tộc đợc phân công ruộng đất nhng chỉ là những ngời chỉ định có quyền thu thuế nhập về đất đai: “thể chế về thái ấp cha bao giờ tồn tại trong xã hội ấn Độ”. Điều này có nghĩa là không tồn tại hình thái sở hữu t nhân đất đai ở xã hội ấn Độ trớc khi có mặt của ngời Anh.

Và nh vậy, cuộc xâm lợc của Anh ở ấn Độ đã dẫn tới một cuộc cách mạng trong hệ thống sở hữu đất đại. Hệ thống thuế mới đợc Anh thực hiện ở ấn Độ đã thay thế cho những luật lệ đất đai của cộng đồng làng xã. Trên cơ sở chế độ tô thuế phong kiến, bọn thực dân ban hành chế độ ruộng đất và thuế khoá mới để bảo đảm cho sự bóc lột đợc lâu bền và có tổ chức hơn.

Vào năm 1793, Cornwallis giới thiệu hệ thống sở hữu và thuế mới ở Bengan, Bihar. Đến năm 1822, mở rộng cả vùng Trung ấn – chế độ “Daminđa vĩnh viễn”.

Trớc đây, Daminđa chỉ là những chúa phong kiến bản xứ quy thuận quốc v- ơng, họ đợc bổ nhiệm theo dõi việc thu thế ở các khu vực nhất định, đem nộp một phần cho nhà nớc và một phần đợc hởng. Theo chế độ mới thì Daminđa đợc

quyền sở hữu trên những mảnh đất mà họ thu thuế và đợc tự do sử dụng đất đai của công xã .

Nh vậy, quyền thừa kế ruộng đất và các quan hệ kinh tế của công xã nông thôn bị thủ tiêu. Quy chế này đã tạo ra một giai cấp địa chủ mới làm cơ sở xã hội cho nền thống trị của Anh với những khoản tiền nộp cho chính phủ đã đợc ấn định một cách vĩnh viễn. “Họ nộp cho công ty theo mức độ vĩnh viễn bằng 9/10 số thuế thu đợc của nông dân năm 1790 và khi nào không nộp đúng kì hạn thì ruộng đất của họ bị thu lại và bán đấu giá” [5; 38].

Để thu lợi nhiều hơn các địa chủ mới này tăng cờng bóc lột nông dân, nhiều nhà T bản cũng đã mua quyền sở hữu “Daminđa vĩnh viễn”. Daminđa trở thành kẻ đồng minh và là chổ dựa xã hội của chính quyền thực dân Anh.

Năm 1822, ở miền Trung ấn thực dân Anh áp dụng chế độ “Daminđa tạm thời”, về cơ bản chế độ này giống nh “Daminđa vĩnh viễn” nhng vì tình hình giá cả và thu hoạch thay đổi, các địa chủ mới kiếm đợc nhiều lãi nên thực dân Anh quy định cứ 20 đến 30 năm thì tính lại số thuế để tăng thu nhập của công ty. Ph- ơng thức thanh toán tạm thời Daminđa này phổ biến ở những tỉnh đợc liên kết, những vùng chính của Bengan, những tỉnh trung tâm và bao phủ trên 30 lãnh thổ của ấn Độ

Trong khi luật lệ của Anh đặt ra ở miền Bắc và miền Trung ấn quy mô rộng lớn về sở hữu đất đai và chủ yếu thi hành chế độ Daminđa, thì ở miền Nam thực dân Anh không thể thi hành chế độ Daminđa. Bởi vì, trớc khi Anh xâm chiếm ở vùng này chế độ t hữu ruộng đất chiếm u thế, nông dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống việc thực dân Anh tịch thu ruộng đất của họ giao cho bọn Daminđa. Năm 1820, chính phủ Anh thi hành ở đây khác với chế độ ở miền Bắc. “Chế độ Raiôtơvari” (có nghĩa là chế độ lĩnh canh không tạm thời).

Thực chất của chế độ này là Anh tịch thu ruộng đất của một số phong kiến cho nông dân thuê trong một thời hạn nhất định và nộp thuế thẳng cho chính phủ

mà không qua ngời trung gian. Số tô thuế này chiếm hầu hết hoa lợi của ngời nông dân. Để bảo đảm số thu lợi chắc chắn, chính phủ Anh quy định cày cấy ruộng đất là một nghĩa vụ quốc gia của ngời nông dân. Nông dân không đợc rời bỏ ruộng đất, pháp luật cho phép ngời nông dân đợc cầm cố hoặc bán ruộng đất riêng của mình nhng ít ngời muốn mua thứ ruộng đất nặng thuế này, và trên thực tế thì nông dân bị cột chặt vào ruộng đất, làm công không. Thực dân Anh đã thay thế bọn phong kiến trớc kia giữ quyền tối cao về ruộng đất. Ngoài ra, chế độ chiếm hữu về ruộng đất của công xã nông thôn cũng còn duy trì ở nhiều địa ph- ơng, nhng chế độ này dần dần đi vào tan rã vì thực dân Anh không chăm lo thuỷ lợi và kinh tế T bản chủ nghĩa xâm nhập, phá vỡ cơ cấu công xã.

Chế độ ruộng đất mà thực dân Anh thi hành ở ấn Độ mang tính chất phản động vì nó củng cố chế độ phong kiến nói chung, chế độ phong kiến về ruộng đất nói riêng. Nông dân bị bóc lột tàn tệ hơn, quá trình phá sản nghèo đói của họ tăng lên do vậy nông nghiệp thêm suy đồi.

Và với chế độ ruộng đất, hệ thống đất đai hoàn toàn mới nh vậy thực dân Anh đã có điều kiện để tăng cờng hơn nữa sự vơ vét, bóc lột nhân dân ấn Độ qua chính sách thuế khoá.

Có thể nói, bóc lột qua thuế khoá là sự bóc lột mang tính hợp pháp. “Dới hình thức thuật ngữ là thanh toán, từ đây họ đã tạo ra một sự thanh toán ổn định cho công ty Đông ấn”. Đặc biệt, một phơng pháp mới trong việc trộn lẫn thuế đất và phơng thức thanh toán đợc đa ra, trớc kia thuế mà vua thu đợc từ cộng đồng làng xã là một tỉ lệ cụ thể của sản phẩm thực tế hàng năm và thay đổi hàng năm. Công ty Đông ấn đã thay thế bằng một hệ thống thanh toán tiền tổng hợp đợc đánh giá trên đất đai, quy ra tiền một cách đều đặn bất kể đến số lợng của năm, mùa màng tốt hay xấu đất đai canh tác nhiều hay ít .

Với chế độ thu thuế bằng tiền này, thực dân Anh đã thu đợc nguồn tài chính trực tiếp, ổn định và hết sức dễ dàng. “Chúng bắt đầu coi cơ sở thu nhập của

chúng không phải là việc buôn bán nữa mà nói đúng hơn là các thứ thuế khác nhau và chúng dùng mọi thủ đoạn để bắt dân bản xứ phải nộp thuế nhiều quá mức”.

Ví dụ: ở Bengan vào năm 1764 – 1765, nghĩa là trớc khi thực dân Anh xâm chiếm vùng này, số thuế ruộng đất do đế chế Môgôn thu là 818.000 livơrơ steclinh. Sau khi ấn Độ bị Anh chiếm đóng thì vào những năm 1765 – 1766 số thuế ruộng đất do công ty Đông ấn bòn rút đã lên tới 1.470.000 livơrơ steclinh, nghĩa là tăng lên 1,8 lần. Đến những năm 1790 - 1791, số thuế đã lên tới 2.680.000, đến năm 1812 – 1813 lên tới 4.900.000 và đến năm 1857 – 1858 thì số thuế đã lên tới 15.700.000 livơrơ steclinh.

“Không thể nào tả xiết cảnh tợng tàn khốc khi thu thuế ruộng đất”. Chính quyền Anh đã dùng phơng pháp bạo lực để thu đủ số thuế theo mức quy định .

• Về công thơng nghiệp :

Đối với nớc Anh t bản chủ nghĩa, ấn Độ là một thuộc địa giàu có nguyên liệu đáp ứng đợc nhu cầu của nền công nghiệp và là một thị trờng tiêu thụ hàng hoá, đem lại nguồn lợi nhuận to lớn.

Trớc không khí sôi động của cả Châu âu đang hớng về phơng Đông, hớng về ấn Độ thì những sản phẩm mang về từ mảnh đất này đang trở thành cơn sốt trên thị trờng. Vì thế, ngay từ thế kỷ XVII công ty Đông ấn đã tiến hành hoạt động buôn bán với ấn Độ. Công ty Đông ấn của Anh hoạt động và thống trị ở ấn Độ trong khoảng thời gian hơn hai thế kỷ rỡi (1600- 1858 ), thời kỳ thống trị thực sự bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII. Trong suốt thời gian trên mục đích duy nhất của công ty là kiếm nhiều lãi bằng cách giữ độc quyền buôn bán với ấn Độ. Song, lúc đầu khi cha độc chiếm đợc ấn Độ thì trong quan hệ thơng mại, công ty phải mua nhiều hàng hoá của ấn Độ mà lại bán đợc ít hàng hoá nên chẳng thu đợc lãi gì mấy. Về sau, công ty lấy những sản phẩm cớp đợc ở các thuộc địa Châu Phi,

Châu Mĩ đổi lấy hàng hoá ấn Độ nh: hàng dệt, đồ trang sức... đem về Châu Âu bán thu lại những món lợi nhuận lớn, đồng thời Anh cũng tăng cờng việc nhập hàng hoá vào ấn Độ. Hàng vải từ năm 1814 đến 1835 Anh nhập vào ấn Độ từ 1 triệu thớc lên 51 triệu thớc, từ năm 1818 đến 1836 số sợi Anh bán sang ấn Độ tăng 5.200 lần, vải của ấn Độ trớc kia bán sang Châu Âu nhiều bây giờ không cạnh tranh nổi với hàng Anh nên một số vải xuất khẩu hạ xuống. Năm 1814, số vải ấn Độ bán sang Anh là 1 triệu 25 vạn tấm, năm 1835 còn 306.000 tấm và đến năm 1844 chỉ còn 63.000 tấm.

Vào giữa thế kỷ XVIII, khi đã thiết lập đợc sự thống trị ở ấn Độ thì uy thế của t bản Anh đợc nâng lên. Ngời Anh “Có thể dùng những biện pháp bạo lực trong khi trao đổi và nhằm mục đích thu đợc thật nhiều sản phẩm mà chỉ phải tốn thật ít tiền” {44; 31}. Lúc này, thơng mại nhờng chỗ cho sự cớp bóc có hệ thống bởi thực tế nh Nêru đã khẳng định: “cai trị là buôn bán và buôn bán là cớp bóc” [13; 122], “ Khó mà phân biệt đợc sự khác nhau giữa buôn bán và cớp đoạt” [14; 31]. Vì thế ngay khi chiếm đợc Bengan của cải ấn Độ đã đổ về Anh.

Với nguồn lợi nhuận to lớn có đợc trên mảnh đất béo bở ấn Độ, không chỉ thoả mãn đợc tham vọng của giai cấp t sản mà còn đáp ứng đợc yêu cầu phát triển của xã hội. “Chính trên cơ sở cớp đoạt ấn Độ trong nửa sau thế kỷ XVIII mà nớc Anh hiện đại đợc xây dựng” [14; 34]. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa t bản Anh đã chứng minh rằng sự hình thành đột ngột của t bản Anh trong nửa sau thế kỷ XVIII đợc thúc đẩy trớc hết bởi nguồn tích luỹ vốn thu về từ thuộc địa, đúng nh Panmơđơt đã khẳng định: “ Sự cớp đoạt ấn Độ đóng một vai trò quan trọng bậc nhất trong việc góp phần làm cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh có thể nổ ra đợc” [14; 36].

Năm 1813, chế độ độc quyền buôn bán với ấn Độ đã bị huỷ bỏ phơng thức bóc lột, ấn Độ đã phải thay đổi theo mục đích t bản công nghiệp. Trớc hết chính

quyền anh thi hành chính sách thuế quan không bình đẳng, thuế hàng của Anh nhập vào ấn Độ thấp đi 10 lần so với thuế hàng của ấn Độ nhập vào Anh, tức là thuế hàng hoá của Anh chỉ bằng 2 đến 3,5% giá trị hàng hoá, còn hàng ấn phải chịu 20 đến 30%. Chính quyền Anh dùng quyền bảo hộ để chống sản phẩm của ấn Độ nhập vào Anh và cấm mọi hoạt động buôn bán trực tiếp giữa ấn Độ với tất cả các nớc Châu Âu qua luật hàng hải.

Tình hình đó làm cho nền thủ công nghiệp lâu đời của ấn Độ bị lụi tàn và hàng chục vạn thợ thủ công bị phá sản. ở vùng Mađrat trong vòng 30 năm đầu thế kỷ XIX mức thu nhập của thợ dệt giảm 75% và gằn 60% thợ dệt biến thành con nợ của bọn cho vay nặng lãi. Nhiều thành thị xa kia nổi tiếng về các sản phẩm thủ công bị suy tàn dần trong khi đó một số hải cảng đợc mở rộng, đờng sắt đợc xây dựng, một số xởng lắp ráp hoặc sửa chữa xuất hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vơ vét của cải và chuyên trở hàng hoá giữa Anh và ấn Độ. Góp phần vào việc khai thác thuộc địa và buôn bán sản phẩm công nghiệp của Anh là tầng lớp t sản mại bản ấn Độ mới ra đời, có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa t bản Anh. Một bộ phận t sản công nghiệp ấn Độ bắt đầu mở những công trờng thủ công nhỏ bé chịu sự kiểm soát và chèn ép của t bản Anh. Bombay và Cancutta là hai trung tâm công thơng nghiệp lớn của ấn Độ hoàn toàn nằm trong sự khống chế của nền thống trị thực dân.

Một điều thuận lợi nữa cho Anh đó là trên lãnh thổ ấn Độ cây thuốc phiện đã mọc sẵn và hầu nh ngời dân ấn không hút thuốc phiện. Ngời Anh đã lấy lại sự độc quyền thuốc phiện từ tay hoàng đế Mông Cổ, chính nguồn hàng này đã tạo cho Anh có vị thế cao hơn và vững chắc hơn trên các thị trờng đặc biệt là trong công cuộc chinh phục thuộc địa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w