"thanh lý tàn d chiến tranh"
Đại chiến thế giới thứ hai đã lùi xa, nhng những hoài nghi về một nớc Nhật hùng mạnh với tham vọng bá quyền trong khu vực tuy đã lắng xuống theo thời gian vẫn có thể nổi lên. Vì thế, việc thực hiện những mục tiêu mà Nhật đề ra sau Chiến tranh lạnh cũng phần nào làm tiêu tan sự nghi kỵ và lo ngại này. Để xoá đi những ấn tợng xấu của các nớc trong khu vực và cải thiện hình ảnh của mình tại Đông Nam á, việc làm đầu tiên của Nhật là đẩy mạnh chính sách " ngoại giao xin lỗi". Theo dõi những hoạt động đối ngoại của các đời Thủ tớng Nhật sau Chiến tranh lạnh đến nay, có thể thấy hầu hết các Thủ tớng khi đi thăm các nớc trong khu vực Đông Nam á hoặc đọc diễn văn về chính sách đối ngoại của Nhật đều đa ra những lời xin lỗi đối với các nớc trong khu vực về những hành động chiến tranh mà Nhật đã gây ra với một thái độ chân thành hơn, khẳng định Nhật sẽ không trở thành cờng quốc quân sự.
Quan trọng nhất là chuyến thăm Đông Nam á của Thủ tớng Kaifu tháng 5/1991, trong bài phát biểu của mình tại Singapore ngoài việc đề cập đến vấn đề hợp tác kinh tế, ông còn nói đến vai trò chính trị của Nhật Bản ở khu vực
Đông Nam á . Nhng có lẽ do cảm nhận đợc sự ngờ vực của các nớc trong khu vực về những gì mà Nhật đã gây ra trong thế chiến hai, nên ông đã vợt qua bất cứ một nhà lãnh đạo Nhật nào khi bày tỏ "sự hối hận chân thành về những hành động trong quá khứ của Nhật Bản đã gây ra những nỗi khổ đau khôn tả cho phần lớn nhân dân ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng. Nhân dân Nhật kiên quyết không bao giờ lặp lại những hành động đã gây ra những hậu quả bi thảm....Điều kiện tiên quyết để thực hiện điều này là tất cả nhân dân Nhật đều ý thức sâu sắc về những gì Nhật đã làm trong quá khứ và hiểu đầy đủ chính xác về lịch sử" ông đã bày tỏ quyết tâm để " đẩy mạnh nỗ lực của chúng ta nhằm đảm bảo rằng những thanh niên ngày nay - những nhà lãnh đạo của ngày mai - sẽ hiểu đợc đầy đủ và chính xác về những gì Nhật Bản đã gây ra cho nhân dân trong khu vực" [9, 430].
Đây là tuyên bố của vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Nhật Bản đã đa ra những lời xin lỗi rõ ràng đối với các nớc Đông Nam á .
Trong chuyến thăm Đông Nam á tháng 9/1991, Nhật Hoàng Akihoto cũng đã khẳng định rằng " Nhật là một nớc yêu chuộng hoà bình và sẽ không bao giờ lặp lại những cảnh tợng hãi hùng của cuộc chiến tranh rủi ro nhất", rằng " Nhật sẽ cùng các quốc gia trong khu vực xây dựng một kỷ nguyên mới tin cậy và hợp tác".
Tại lễ kỷ niệm 49 năm kết thúc chiến tranh Thái Bình Dơng vào tháng 8/1994 (Tôkiô), một lần nữa ông lại bày tỏ " sự đau buồn vô bờ bến" mà ông cảm thấy đối với hơn 20.000 nạn nhân của cuộc chiến tranh [ 23 ]. Những ngời kế nhiệm sau ông Kaifu nh Miyazawa, Hosokawa, Murayama, Hashimoto và gần đây nhất là ông Koizumi trong chuyến thăm hữu nghị năm nớc ASEAN (1/2002) cũng tiếp tục khẳng định " Nhật sẽ không bao giờ trở thành cờng quốc quân sự và cũng không bao giờ tái phục hồi chủ nghĩa quân phiệt - phát xít đi xâm lợc các nớc khác nh trớc đây" [ 9].
rằng vấn đề bồi thờng cho các nạn nhân chiến tranh đã đợc giải quyết thoả đáng thông qua các khoản viện trợ bồi thờng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nớc châu á nói chung và các nớc trong khu vực Đông Nam á nói riêng mặc dù với những mức độ khác nhau nhng vẫn tỏ thái độ hoan nghênh. Hình ảnh nớc Nhật đã đợc cải thiện so với trớc. Nh vậy, bớc đi đầu tiên trong việc điều chỉnh chính sách của mình đối với khu vực Đông Nam á, Nhật đã thu đợc những kết quả đáng kể.
2.2.2. Phát triển toàn diện quan hệ Nhật bản - Đông Nam á