Với sự sụp đổ của cơ cấu an ninh Chiến tranh lạnh ở khu vực, cộng với lợi ích kinh tế và chính trị của Nhật ngày càng tăng đã đòi hỏi Nhật phải tích cực tham gia vào quá trình tạo dựng một cơ cấu an ninh khu vực mới.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh cho đến những năm cuối thập kỷ 80, hầu nh không có một quan chức Nhật nào công khai đề cập đến vấn đề an ninh khu vực. Bởi do vai trò của Nhật trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai và bản thân Nhật cũng thấy không cần thiết vì đã đợc bảo đảm dới ô chiến lợc của Mỹ mà chủ yếu thông qua Hiệp ớc an ninh Mỹ - Nhật (1951).
Tuy nhiên, từ những thay đổi của môi trờng quốc tế, đặc biệt là sự tiến triển ở khu vực, Nhật Bản đã có những nét điều chỉnh mới trong chính sách Đông Nam á của mình. Điều đó đợc thể hiện ở Hội nghị PMC (Kuala Lumpur tháng 7/1991), cựu Ngoại trởng Nhật Nakayama đa ra quan điểm lấy Hội nghị PMC làm diễn đàn thảo luận những vấn đề liên quan đến chính trị và an ninh khu vực. Với đề nghị này cho thấy Nhật đã "sẵn sàng tham gia đối thoại chính trị nhằm tăng cờng sự tin cậy lẫn nhau" [ 1, 267 ] .
Đây là nỗ lực đầu tiên của Nhật liên quan đến lĩnh vực an ninh. Nhật Bản đã ý thức đợc rằng chính sách an ninh của Nhật đối với khu vực Đông Nam á
thờng bị nghi kỵ bởi các nớc trong khu vực.
Từ thực tế kinh nghiệm trớc đây, giới lãnh đạo Nhật cũng hiểu rõ rằng ngay cả sự thâm nhập và bành trớng kinh tế thành công cũng đã gây lo lắng cho các nớc này. Chính vì vậy mà trong khi đa ra đề nghị này, cựu Ngoại trởng đã phải thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ để tránh sự lo ngại về một nớc Nhật đang tìm kiếm vai trò quân sự trong khu vực. Tuy nhiên tại Hội nghị cấp cao ASEAN họp ở Singapore tháng 1/1992 đã thảo luận về vấn đề này rằng sẽ
đa sự hợp tác chính trị, kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh [ 30, 88].
Tại Hội nghị cấp Bộ trởng (AMM) tháng 7/1992 đã chấp nhận đề nghị của ông Nakayawa và mở rộng thành một diễn đàn đối thoại an ninh khu vực bằng việc mời thêm các nớc Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Nga với t cách là quan sát viên. AMM đã đa ra tuyên bố về vấn đề an ninh khu vực ASEAN (ARF). Diễn đàn này tiến hành cuộc họp đầu tiên tại Băng kok tháng 7/1994 để trao đổi ý kiến về các vấn đề chính trị và an ninh ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng [30,89]. Nhật đã tham gia tích cực tại diễn đàn này.
Miyazawa - cựu Thủ tớng Nhật Bản khi thăm một số nớc Đông Nam á,
tại Băngkok ông đã đọc diễn văn, sau này gọi là "Học thuyết Miyazawa", trong đó ông kêu gọi "kiến tạo một tầm nhìn dài hạn đối với tơng lai của hoà bình, thông qua đối thoại về chính trị và an ninh .... Nhật sẽ tham gia tích cực vào những cuộc thảo luận nh vậy" [1, 270 ].
Từ đó cho thấy rằng, những xung đột khu vực nh Cămpuchia, biển Đông có thể đợc giải quyết ở cấp độ khu vực hay toàn khu vực tuỳ theo đặc điểm của từng cuộc xung đột. Tháng 7/1992, Nhật Bản và ASEAN thoả thuận nâng cấp diễn đàn Nhật Bản - ASEAN (thành lập năm 1977) nhằm đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phi chính trị thành diễn đàn chính trị về nhiều chủ đề, kể cả chính trị và an ninh.
Tháng 2/1993, Nhật và ASEAN lại thoả thuận tại Tôkyô Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) phải đợc tổ chức trớc Hội nghị APMC để thảo luận những vấn đề liên quan đến chính trị và an ninh. Đến tháng 8/1994, Nhật - Việt Nam cũng đã thoả thuận nhân chuyến thăm của Thủ tớng Murayama sang Việt Nam "hai bên sẽ có các cuộc gặp gỡ thờng kỳ cấp Thứ trởng để đối thoại về các vấn đề chính trị " [ 12, 99].
Nh vậy, có thể nói việc Nhật Bản tham gia tích cực vào diễn đàn ARF với mục đích là tăng cờng vị thế của Nhật trong nền chính trị và an ninh ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng, giảm bớt sự phụ thuộc về an ninh vào Mỹ. Ngoài ra
Nhật Bản cũng hy vọng ARF sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật trong quá trình đàm phán với Nga về 4 hòn đảo đang tranh chấp ở phía Bắc.
Nhìn chung, giới lãnh đạo Nhật đều nhất trí với quan điểm họ cần tham gia tích cực vào lĩnh vực an ninh. Tuy nhiên cách tiếp cận cũng không nên mâu thuẫn với sự có mặt của Mỹ, cần tăng cờng sự tin cậy lẫn nhau giữa các nớc trong khu vực. Có nh vậy, Nhật mới có cơ hội đóng vai trò tích cực hơn nữa với các nớc Đông Nam á. Còn các nớc ASEAN cũng đang có chiều hớng dần chấp nhận vì mục đích "hớng thiện", vì sự an ninh và thịnh vợng chung của khu vực. 2.2.4 . Đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế với khu vực.