Tăng cờng giao lu trên các lĩnh vực văn hoá giáo dục và môi trờng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của nhật bản đối với đông nam á thời kì sau chiến tranh lạnh (Trang 46 - 50)

Trong quá trình tìm kiếm một vai trò chính trị tơng xứng với sức mạnh kinh tế đã có của mình thì một trong những điều không thể thiếu đó là Nhật Bản cần phải có ảnh hởng quốc tế trong lĩnh vực văn hoá. Về mặt này, Nhật thờng bị chỉ trích là thiếu ảnh hởng văn hoá cần thiết nh trong " hoà bình kiểu Anh", "hoà bình kiểu Hoa Kỳ" trong thời gian trớc đây do những hạn chế nh xã hội Nhật Bản là một xã hội đóng cửa, số ngời Nhật trên thế giới và số ngời nớc ngoài ở Nhật ít, Nhật có một vị thế quốc tế cha cao....

Các nhà lãnh đạo Nhật cho rằng muốn đi đầu trong nền kinh tế, chính trị quốc tế trên thế giới thì việc tăng cờng ảnh hởng của mình ở khu vực và trên thế giới thông qua trao đổi văn hoá là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy mà Quỹ giao lu văn hoá Nhật thành lập năm 1972 đã vạch ra nhiều chơng trình nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi và giao lu văn hoá quốc tế [16, 32 ]. Đối với khu vực Đông Nam á những hoạt động trao đổi văn hoá đã đợc tăng cờng nhiều hơn thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, Nhật thể hiện mong muốn là phát triển quan hệ toàn diện với các nớc trong khu vực và chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo khu vực và toàn cầu.

Tháng 1/1993 trong chuyến thăm chính thức các nớc ASEAN của Thủ t- ớng Miyazawa, tại Băng kok trong diễn văn tuyên bố của mình, ông nhấn mạnh: " Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội không đợc tách chúng ra khỏi nền văn hoá của chính mình. Nhiệm vụ của chúng ta là truyền lại nền văn hoá của chúng ta cho hậu thế và thực thể đó sẽ là đóng góp của chúng ta vào việc

bảo vệ sự phong phú của nền văn hoá thế giới " [ 23] . Nhật đã và đang hợp tác trong việc khôi phục và bảo tồn những khu đền chùa Sukhothai ở Thái Lan, Ăngkor ở Cămpuchia, Borobudur ở Inđônêxia, Huế ở Việt Nam và nhiều công trình văn hoá lịch sử khác. Năm 1993, Nhật cũng thành lập một nhóm các chuyên gia đặc biệt xem xét vấn đề mở rộng học bổng du học cho sinh viên các nớc Đông Nam á tại Nhật cũng nh chơng trình giao lu thanh niên Nhật Bản - ASEAN hớng tới thế kỷ XXI.

Những hoạt động này với mục đích là thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ văn hoá, giáo dục với các nớc trong khu vực, tăng cờng sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau cho thế hệ sau. Và điều đó đã đợc chính giới Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều hơn, trong cuộc thăm bốn nớc Đông Nam á cuối tháng 8/1994, Thủ tớng Nhật Bản Murayama nhấn mạnh rằng "Tôi thật sự nhận thấy có những khuynh hớng phát triển mới ở khu vực này... Các quốc gia Đông Nam á đang cố gắng nắm giữ một vai trò chủ yếu trong khu vực châu á - Thái Bình Dơng; nhân dân các nớc Đông Nam á đang nỗ lực phấn đấu vì lợi ích của chính mình và hớng tới sự ổn định và thịnh vợng của toàn thế giới. Có thể, nói Đông Nam á

đã bớc vào một kỷ nguyên mới. Và khi đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục xây dựng các quan hệ chặt chẽ với Đông Nam á, thúc đẩy hợp tác song phơng theo nhiều cách khác nhau..." [ 1, 101].

Đặc biệt trong chuyến thăm của Thủ tớng Hashimoto tới các nớc ASEAN ngày 14/01/1997, ông cũng nhấn mạnh tới những nội dung tơng tự nh ngời tiền nhiệm trong quá trình hợp tác giữa Nhật Bản với ASEAN. Đồng thời ông nhấn mạnh tới việc "cả hai phía cần nỗ lực hơn nữa trong hợp tác văn hoá, xử lý các vấn đề môi trờng và đối thoại về an ninh" .

Trong cuộc họp ASEAN cấp cao không chính thức tại Kuala Lumpur tháng 12/1997, Thủ tớng Nhật Bản Hashimoto cũng khẳng định lại quyết tâm này bằng việc "Nhật sẽ đẩy mạnh mối giao lu con ngời - với con ngời, không chỉ giữa các nhà hoạch định chính sách mà còn ở các thành phần khác nhau,

đặc biệt giữa giới trẻ và giới trí thức của cả hai bên thông qua các chơng trình trao đổi về văn hoá, giáo dục" nhằm "thông qua giao lu văn hoá và giáo dục để hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên ngày càng sâu sắc " [15]. Từ đó, có thể thấy hoạt động giao lu văn hoá của Nhật Bản đối với Đông Nam á ngày càng đợc đẩy mạnh. Chính sách tăng cờng hợp tác toàn diện đối với các nớc Đông Nam

á thời kỳ sau Chiến tranh lạnh của Nhật Bản sẽ có lợi cho chính Nhật Bản không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế mà còn hớng tới mục tiêu vì một lợi ích tổng thể và cao nhất của chính sách đối ngoại Nhật Bản, đó là góp phần ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế độc lập, tự chủ về an ninh, chính trị, ngoại giao cho xứng với thực chất sức mạnh vị thế siêu cờng kinh tế của quốc gia này.

Có thể nói, những điều chỉnh trong chính sách của Nhật Bản với ASEAN thời kỳ sau chiến tranh lạnh theo hớng hợp tác toàn diện đã đang và sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ASEAN thực thi chiến lợc phát triển bền vững và hội nhập có hiệu quả với khu vực và thế giới.

2.2.3. Nâng cao vai trò Nhật trong các vấn đề an ninh khu vực. 2.2.3.1. Nỗ lực giải quyết vấn đề Cămpuchia

Vấn đề Cămpuchia đã và đang là điểm nóng ở khu vực, thu hút sự quan tâm và nỗ lực của nhiều nớc. Trên thế giới xu hớng hoà dịu, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình cũng nh tăng cờng đối thoại đang đợc coi là phơng sách tốt nhất trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tháng 9/1989, quân tình nguyện Việt Nam đã chủ động và đơn phơng rút khỏi Cămpuchia, các cuộc đối thoại giữa hai nhóm nớc là Đông Dơng và ASEAN ngày càng đợc mở rộng.

Chính môi trờng khu vực thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh đã tạo ra những thuận lợi và cơ hội mới cho việc phát huy những sáng kiến ngoại giao của Nhật Bản trong vấn đề Cămpuchia.

Nhật Bản đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề Cămpuchia, nếu nh trớc đây Nhật chỉ đi theo phụ hoạ cho các lập trờng của Mỹ, ASEAN hay Trung Quốc và thăm dò hành động trớc những áp lực quốc tế thì dần dần Nhật

Bản đã có lập trờng độc lập hơn. Ví nh sau khi xẩy ra sự kiện Việt Nam - Cămpuchia, cũng nh sự kiện Việt Nam - Trung Quốc vào những năm 1979 - 1982 với sự bật đèn xanh của Mỹ, Nhật đã chủ động đa lực lợng phòng vệ của mình sang làm nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần, y tế ở Cămpuchia [26]. Vấn đề Cămpuchia cũng đợc giới lãnh đạo Nhật đề cập đến trong chính sách đối với Việt Nam. Sau khi cắt viện trợ ODA đối với Việt Nam ( 12/1978) nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản thờng nhấn mạnh tới việc "Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp phần tái thiết các nớc Đông Dơng " và "sẽ nối lại viện trợ cho Việt Nam" một khi có đợc một giải pháp hoà bình đảm bảo cho Cămpuchia.

Hay trong chuyến thăm Inđônêxia của Bộ trởng ngoại giao Nhật Bản tháng 1/1981 đã tuyên bố "Nhật Bản chỉ nối lại tài trợ cho Việt Nam sau khi tham khảo ý kiến của ASEAN" [3, 295]. Hoặc vào năm 1990 với sự giúp đỡ của Thái Lan, Nhật Bản đã đứng ra đăng cai triệu tập cuộc họp của các phái chính trị Cămpuchia để bàn về các giải pháp nỗ lực cho tiến trình lập lại hoà bình ở Cămpuchia [ 1, 268].

Mặc dù thế, Cămpuchia vẫn cha hoàn toàn ổn định, bởi Cămpuchia lại rơi vào thời kỳ bất ổn khi hai phái FUNCINFEC và CPP nổ ra xung đột vũ trang tháng 7/1997. Trớc tình hình này, Nhật đã đa ra một số sáng kiến để giải quyết vấn đề Cămpuchia, trong đó yêu cầu hai đồng Thủ tớng tiến hành hội đàm để chấm dứt cuộc chiến tranh phe phái ở nớc này một cách hoà bình, tiến hành hàng loạt các cuộc gặp gỡ các bên liên quan cũng nh đề nghị có sự hợp tác giữa G7, Nga, ASEAN, Trung Quốc để xúc tiến giải quyết tình hình.

Ngày 26/7/1997, Ngoại trởng Ikeđa đã có cuộc hội đàm với Ngoại trởng Ung Huot tại Kuala Lumpur, trong đó hai bên thoả thuận sẽ chấp nhận sự kiểm soát trên thực tế của Thủ tớng thứ hai Hunsen, sẽ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho Cămpuchia. Từ quyết định này cũng cho thấy lập trờng độc lập của Nhật Bản với Mỹ, đó là Mỹ công khai tuyên bố ủng hộ Ranarith và không chấp nhận Thủ tớng mới do Hunsen lựa chọn. Tiếp đó Nhật hứa viện trợ cho Cămpuchia 3 triệu USD (1/1998), rồi mở đờng cho tổng tuyển cử tại Cămpuchia (26/7/1998). [10,

28]. Có thể thấy chính những đóng góp của Nhật Bản vào quá trình giải quyết xung đột ở Cămpuchia đã khuyến khích Nhật đóng một vai trò tích cực hơn vào các vấn đề an ninh khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của nhật bản đối với đông nam á thời kì sau chiến tranh lạnh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w