Những từ đồng nghĩa đợc tạo nên do phơng ngữ sử dụng một trong hai yếu tố trong từ ghép hợp nghĩa tiếng Việt

Một phần của tài liệu So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương thanh hoá (Trang 59 - 61)

trong hai yếu tố trong từ ghép hợp nghĩa tiếng Việt

đây là tiểu loại bao gồm những từ địa phơng đồng nghĩa với từ toàn dân mà cả hai có thể cùng có mặt trong từ ghép hợp nghĩa. Có thể kể ra hàng loạt từ thuộc tiểu loại này mà từ địa phơng Nghệ Tĩnh và từ địa phơng Thanh Hoá dùng yếu tố thứ nhất, ngôn ngữ toàn dân dùng yếu tố thứ hai trong từ ghép hợp nghĩa, nh: sụp đổ, mồm miệng, nhen nhóm, ngay thẳng, đui mù, ngây dại (Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá); Đọi bát, đau ốm, kham khổ, náu lặng (Nghệ Tĩnh); Kẻn lở (Thanh Hoá)…hoặc ngợc lại, hàng loạt từ, yếu tố thứ nhất thuộc ngôn ngữ toàn dân, yếu tố thứ hai thuộc phơng ngữ, nh: đánh đập, mũ mão, lời nhác, nhìn ngó, trông coi, mệt nhọc, lẫn lộn,

sợ hãi, dòm ngó, chơi nhởi, nóng sốt, lem nhem, nông cạn, nôn mửa, doạ nạt, (Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá); nhơ nhớp, mốc meo, khuyên nhủ, ngủ ngáy, xe cộ (Nghệ Tĩnh)…

so sánh từ trong hai phơng ngữ ở tiểu nhóm này chúng tôi thấy các điểm tơng đồng và khác biệt cũng tơng tự nh tiểu nhóm thứ nhất.

- Điểm tơng đồng:

Từ địa phơng Nghệ Tĩnh và từ địa phơng Thanh Hoá có nhiều từ giống nhau về ngữ âm và thờng trùng khít với nhau về nghĩa.

do vừa tơng đồng lại vừa dị biệt về nghĩa nên các yếu tố đó khi kết hợp với nhau thờng tạo cho từ ghép nghĩa khái quát, trừu tợng hơn so với nghĩa của từng từ trong phơng ngữ. Chính vì thế ta thấy, ngôn ngữ toàn dân dùng doạ còn từ địa phơng Nghệ Tĩnh và Thanh Hoá lại dùng nạt, nhng tất cả lại dùng doạ nạt, nạt nộ. Ngôn ngữ toàn dân dùng lẫn, phơng ngữ Nghệ Tĩnh, phơng ngữ Thanh Hoá dùng lộn và tạo ra lộn lạo (từ địa phơng) tơng ứng với lẫn lộn (từ toàn dân) nhng hai phơng ngữ cũng dùng lẫn để nói:

giúp đỡ lẫn nhau chứ không nói lộn trong kiểu nói nh vậy. Bởi lộn không có nghĩa chỉ “sự tác động qua lại” và nghĩa “sự đồng nhất nh nhau giữa các đối tợng” nh lẫn. ở ví dụ này ta thấy, từ toàn dân có nghĩa rộng hơn, phát triển hơn, nên khả năng kết hợp cũng rộng hơn từ địa phơng.

- Điểm khác biệt:

Trong từ địa phơng Nghệ Tĩnh số lợng từ đồng nghĩa phong phú hơn từ địa phơng Thanh Hoá; có một số từ ở phơng ngữ Nghệ Tĩnh có mà Thanh Hoá không có nh: đọi (đọi bát), đau (đau ốm), nhủ (khuyên nhủ), ngáy (ngủ ngáy)…

Từ các miêu tả, so sánh qua các tiểu loại thuộc kiểu từ khác âm nhng tơng đồng về nghĩa, ta thấy:

Từ địa phơng ngữ Nghệ Tĩnh và từ địa phơng Thanh Hoá kiểu loại này có nhiều từ giống nhau về âm và thờng trùng khít về nghĩa. Chỉ có một số từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh có nhng phơng ngữ Thanh Hoá không có.

Mà đây là nhóm từ đồng nghĩa đợc hình thành do lu giữ những từ cổ; Nghệ Tĩnh và Thanh Hoá lại là hai phơng ngữ thuộc vùng phơng ngữ Bắc Trung Bộ. Điều này góp phần làm rõ tính chất cổ của vùng phơng ngữ Bắc Trung Bộ. Đồng thời cũng có thể khẳng định rằng phơng ngữ Nghệ Tĩnh còn lu giữ nhiều yếu tố cổ hơn phơng ngữ Thanh Hoá.

Các từ đồng nghĩa giữa phơng ngữ Nghệ Tĩnh, phơng ngữ Thanh Hoá với ngôn ngữ toàn dân có thể khác nhau ở phạm vi, mức độ rộng hẹp, về những nét nghĩa, những sắc thái nghĩa nhất định. Số lợng từ của phơng ngữ tham gia loạt đồng nghĩa không giống nhau, tuỳ theo sự vật, hiện tợng, phạm vi mà các từ phản ánh. Cũng vì thế, khả năng phân biệt nghĩa tinh tế giữa các từ là do từng loạt đồng nghĩa, u thế đó khi thì thuộc về ngôn ngữ toàn dân, khi thì thuộc về phơng ngữ. Song, nhìn chung để thể hiện những ý nghĩa khái quát, trừu tợng, đặc biệt là các nghĩa bóng, nghĩa văn chơng… thì từ địa phơng thờng hạn chế rất nhiều. Hiện tợng đồng nghĩa đã làm cho bức tranh từ vựng thêm đa dạng, phong phú và có giá trị lớn trong việc làm giàu ngôn ngữ, làm cho khả năng biểu hiện của ngôn ngữ nói chung, phơng ngữ nói riêng thêm tinh vi, chính xác và tinh tế. Trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân, ở địa hạt từ đồng nghĩa, mỗi từ đồng nghĩa có thêm giá trị riêng trong biểu nghĩa nên các từ địa phơng có thể đóng góp tích cực vào việc bổ sung từ vựng cho ngôn ngữ toàn dân, làm tăng khả năng diễn đạt nội dung phong phú và đa dạng của cuộc sống.

Một phần của tài liệu So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương thanh hoá (Trang 59 - 61)