Những từ đồng nghĩa đợc tạo nên do phơng ngữ lu giữ những yếu tố cổ của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương thanh hoá (Trang 57 - 59)

yếu tố cổ của tiếng Việt.

So sánh từ địa phơng Nghệ Tĩnh và từ địa phơng Thanh Hoá ở tiểu loại này chúng tôi thấy:

- Điểm tơng đồng:

Thuộc tiểu loại này, hai vốn từ phơng ngữ có nhiều từ giống nhau đồng nghĩa với từ trong ngôn ngữ toàn dân nh: ác - quạ, cơi - sân, mần - làm, trốc - đầu, tê - kia, rứa - vậy, trấy - quả …Đây là nhóm từ đồng nghĩa đợc hình thành do phơng ngữ lu giữ những từ cổ, từ cũ - nhóm từ này nay chúng không còn đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân, đã đợc thay thế bởi đơn vị đồng nghĩa khác. Những từ đợc đẩy ra khỏi hệ thống ngôn ngữ toàn dân, phải hoạt động trong hệ thống vốn từ phơng ngữ nh vậy đồng nghĩa với các từ toàn dân đang dùng hiện nay. Do những xung đột đồng nghĩa hay đồng âm diễn ra trong ngôn ngữ nên mức độ dị biệt về nghĩa giữa các từ thể hiện khá rõ ở tính khái quát hay cụ thể, rộng hay hẹp trong khả năng kết hợp của các từ. Ví dụ, so sánh cơi với sân ta thấy, hai từ này đều

chỉ “khoảnh đất dùng làm phần phụ trớc nhà ở, làm việc”. Nghĩa đồng nhất này thể hiện ở các lối nói giống nhau nh: Cơi rộng - Sân rộng; Nác đầy c- ơi - Nớc đầy sân. Ngoài ra sân còn có nghĩa khác cơi, chỉ “khoảng đất phẳng có kích thớc và những thiết bị nhất định dùng để chơi một số môn thể thao: sân bóng, sân gold…”. Hơn nữa, sân còn có thể đợc dùng với nghĩa bóng nhng cơi thì không thể: Sân sau của Mỹ. Sân chơi của ngời giàu…Nh vậy, so với sân nghĩa của cơi rất hẹp, cơi chỉ là “sân gắn với nhà ở cụ thể”, vì thế bên cạnh dùng cơi thì Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá vẫn dùng

sân với các kết hợp nh: sân mini, sân cỏ, sân nhà, sân khách, sân vận động, sân chơi…

Một ví dụ khác, so sánh trốc đầu ta thấy hai từ tuy đồng nhất về nghĩa biểu vật chỉ “bộ phận trên hết của ngời, trớc hết của vật” và một số nghĩa phái sinh chỉ vị trí phía trên của một số sự vật, nh ở lối nói: trốc gi- ờng - đầu giờng, trốc tủ - nóc tủ, trốc cúi - đầu gối; hay cũng đợc xem là “biểu tợng của suy nghĩ, nhận thức, thể hiện trong các kết hợp: Vấn đề đau trốc - vấn đề đau đầu; Hơn nhau là ở cái trốc - hơn nhau là ở cái đầu; song trốc không có nghĩa phái sinh nh đầu, chỉ “vị trí danh dự” nh ở lối nói : học đứng đầu. đỗ đầu. Vì thế mà ngời Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá không ai nói: Học đứng trốc, Đỗ trốc. Ngoài ra, đầu còn có nhiều nghĩa khác mà

trốc không có nh chỉ “vị trí tận cùng của sự vật” trong các lối nói: Đầu làng cuối xã. Đầu cầu. Đầu hồi; và chỉ “đơn vị” nh kiểu nói: GDP bình quân tính theo đầu ngời…Nh vậy, trốcđầu chỉ đồng nhất với nhau ở ba nghĩa, ba nghĩa còn lại của từ đầu thì trong từ trốc không có nghĩa tơng ứng. Nói cách khác,nghĩa của từ đầu phát triển rộng hơn nghĩa của từ trốc.

Do vậy, trong giao tiếp, ngời Nghệ Tĩnh và ngời Thanh Hoá không chỉ dùng trốc mà còn dùng đầu, trớc hết do đầu có những nghĩa mà trốc không có, đặc biệt là khi đầu đợc dùng với nghĩa phái sinh mang tính khái quát, trừu tợng nh trong các kết hợp: dẫn đầu, đi đầu, đầu tàu, đầu não…

Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá cũng phải dùng các thành ngữ, tục ngữ có các yếu tố đầu nh: Đầu voi đuôi chuột. Đầu chày đít thớt. Đầu rơi máu chảy…Nh- ng ta lại cũng thấy, tiếng Việt toàn dân và phơng ngữ Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá đều dùng chung yếu tố trốc trong các thành ngữ: Ăn trên ngồi trốc. Cá nằm trốc thớt. Vậy là địa hạt thành ngữ, tục ngữ các yếu tố cổ vẫn đợc bảo lu, có lẽ là do thói quen, do cấu trúc cố định của loại đơn vị đặc biệt này quy định.

Phân tích một số ví dụ trên ta thấy từ ở từ địa phơng Nghệ Tĩnh và từ địa phơng Thanh Hoá có sự trùng khít với nhau về nghĩa.

- Điểm khác biệt:

Qua so sánh chúng tôi thây sự khác biệt giữa hai vốn từ từ địa phơng ở tiểu loại này chỉ là về số lợng các từ. Những từ đồng nghĩa đợc tạo nên do lu giữ yếu tố cổ của tiếng Việt ở từ địa phơng Nghệ Tĩnh phong phú hơn từ địa phơng Thanh Hoá. Cũng chính vì vậy, trong vốn từ địa phơng Nghệ Tĩnh có một số từ đồng nghĩa với từ toàn dân mà vốn từ địa phơng Thanh Hoá. không có, nh: Cảy - sng, pheo - tre, kham - khổ, mạn - vay, (bựa) diếp - (hôm) kìa, (bựa) sơ - (hôm )kia, góc - (gúc) gai, cắn - đục, xo - tê,

beo - gầy…

Một phần của tài liệu So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương thanh hoá (Trang 57 - 59)