Kiểu III: Những từ cùng âm nhng xê dịch ít nhiều về nghĩa

Một phần của tài liệu So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương thanh hoá (Trang 44 - 45)

Khác với nhóm từ kiểu II là có những từ vừa có sự biến đổi ngữ âm vừa có sự biến đổi ngữ nghĩa, giữa chúng có sự khác biệt trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Nhóm từ kiểu III này là những từ đang đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân và cả trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh, phơng ngữ Thanh Hoá với cùng một hình thức âm thanh nhng nghĩa của từ đợc dùng trong phơng ngữ có sự khác biệt ít nhiều so với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân. Nói cách khác, về mặt ngữ âm, từ trong phơng ngữ và từ trong ngôn ngữ toàn dân là đồng nhất với nhau về một nghĩa nào đó nhng lại khác nhau ở một nghĩa khác (đối với từ đa nghĩa) hoặc chúng cùng chỉ một sự vật nào đó nhng phạm vi, mức độ biểu vật lại không trùng khít lên nhau, vì thế chúng tôi gọi là xê dịch ít nhiều về nghĩa. Nh vậy nhóm từ này khá đặc biệt, bởi vì sự khác nahu giữa từ trong phơng ngữ với từ trong ngôn ngữ toàn dân chỉ là sự khác nhau về nghĩa một mặt của từ. Nếu dừng lại ở nghĩa nào đó thì từ này thuộc vốn từ chung, nhng nếu xét toàn bộ cơ cấu nghĩa của từ ta lại thấy từ đợc dùng ở địa bàn Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá có những cơ cấu nghĩa khác từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân.

Số lợng đơn vị thuộc nhóm từ này trong phơng ngữ Thanh Hoá qua khảo sát, thống kê, chúng tôi thu đợc 172 từ (chiếm khoảng 3,8% vốn từ). Theo thống kê của Hoàng Trọng Canh [4, tr.138] thì ở kiểu loại này phơng ngữ Nghệ Tĩnh có 250 đơn vị (chiếm khoảng 4,0% vốn từ). Nh vậy, qua so sánh chúng tôi thấy, ở kiểu loại này lớp từ địa phơng Nghệ Tĩnh chiếm tỉ lệ cao hơn phơng ngữ Thanh Hoá nhng không đáng kể (0,2%); chúng tôi cũng thống kê đợc có 64 đơn vị đều có mặt ở cả hai phơng ngữ (giống nhau). Dựa vào mức độ tơng đồng và tách biệt về nghĩa có thể chia kiểu từ này thành hai tiểu loại.

Một phần của tài liệu So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương thanh hoá (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w