Trào lưu thực chứng

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 92)

II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC NGOÀI MÁCXÍT PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠ

a) Trào lưu thực chứng

Chủ nghĩa thực chứng ra đời vào những năm 30-40 của thế kỷ XIX ở Pháp, sau đó ở Anh với khẩu hiệu "bản thân khoa học đã là triết học”, “những tri thức về thế giới là đặc quyền của khoa học thực chứng". Các triết gia thực chứng cho rằng, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các qui luật chung của thế giới... mà nên đi tìm những phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy nhất. Chủ nghĩa thực chứng đã phát triển trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn thực chứng cổ điểnxuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ XIX, với những đại biểu là Côngtơ (Comte) ở Pháp, Spenxơ (Spencer), Minlơ (Mill) ở Anh. Họ cho rằng chỉ có các hiện tuợng hoặc sự kiện mới là "cái thực chứng", do đó, họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của sự vật. Họ muốn lẫn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ vấn đề thế giới quan ra khỏi triết học truyền thống; họ tự coi mình là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà thực ra, triết học của họ là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan - bất khả tri của Hium.

Giai đoạn kinh nghiệm phê phán xuất hiện vào thập niên 70 – 90 thế kỷ XIX. Đại biểu của giai đoạn này là Makhơ (Mach) và Avênariút (Avenarius). Họ đề xướng quan niệm duy tâm chủ quan về kinh nghiệm; coi cảm giác của con người không quan hệ gì với thực tại khách quan; coi khách thể không thể có được nếu không có chủ thể; họ phủ nhận sự tồn tại của quy luật cũng như của chân lý khách quan… Như vậy, chủ nghĩa thực chứng đã chuyển từ chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất bản thể luận sang chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất nhận thức luận.

Giai đoạn thực chứng mới ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phát triển cao vào những năm 50. Giai đoạn này có nhiều chi phái:

- Chủ nghĩa nguyên tử lôgích xuất hiện từ 1920, đại biểu là Rútxen (Russell) và Vítgenxtanh (Wittgenstein). Họ cho rằng, yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là vật chất mà là những phán đoán trên cơ sở tri giác, và họ gọi chúng là những đơn vị lôgích.

- Chủ nghĩa thực chứng lôgích và triết học phân tích. Đây là những môn phái đưa chủ nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ hưng thịnh nhất để rồi sau đó rơi vào thời kỳ tan rã không tránh khỏi. Đại biểu chính là Cácnáp (Carnap), Slích (Shelich)… Trong số các nhà sáng lập triết học phân tích vào đầu thế kỷ XX thì Rútxen là người có ảnh hưởng tương đối lớn. Khi coi nhiệm vụ phân tích hình thức và phân tích lôgích là nội dung chủ yếu của triết học, ông chủ trương lấy lôgích toán làm cơ sở tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc cú pháp của mệnh đề và hình thức lôgích của nó.

Chủ nghĩa thực chứng lôgích dựa trên 2 nguyên tắc: nguyên tắc kiểm chứng và nguyên tắc quy ước.

Nguyên tắc kiểm chứng được dùng để phân định các luận điểm có ý nghĩa đối với khoa học và những luận điểm không có ý nghĩa đối với khoa học; còn nguyên tắc quy ước cho phép coi lôgích và toán học không phải là tri thức về hiện thực, chúng không có nội dung khách quan mà chỉ là những kết cấu lôgích chủ quan, do con người quy ước và thỏa thuận với nhau tạo ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w