Hiện tượng luận tinh thần

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 72 - 73)

D. TRƯỜNG PHÁI DUY TÂM BẤT KHẢ TRI 1 Giócgiơ Béccơly

a) Hiện tượng luận tinh thần

Với tác phẩm này Hêghen đã thật sự thoát ra khỏi sự ràng buộc bởi tư tưởng Senlinh để xây dựng một hệ thống triết học của riêng mình. Hệ thống triết học mới của ông dựa trên 4 luận điểm nền tảng sau đây:

Một là,thừa nhận tồn tại y niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối chứ không phải cái Tuyệt đối (Senlinh) là nền tảng của hiện thực. Ý niệm tuyệt đối là sự hợp nhất giữa thực thể – giới tự nhiên

(Xpinôda) và cái Tôi tuyệt đối (Phíchtơ), là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, là Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại. Con người chỉ là một sản phẩm của quá trình vận động phát triển tự thân của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người, tức lịch sử nhân loại chỉ là giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, là công cụ để nó nhận thức chính bản thân mình và quay trở về với chính mình. Theo Hêghen, tư duy lôgích chứ không phải trực giác nghệ thuật (Senlinh) là hình thức thể hiện cao nhất của ý niệm tuyệt đối.

Hai là,thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Phát triển được Hêghen hiểu như một chuỗi các hành động phủ định biện chứng, trong đó, cái mới liên tục thay thế cái , nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ. Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức “chính đề - phản đề - hợp đề”. Đó cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa cái vật chất và cái tinh thần, giữa khách thể và chủ thể... trong bản thân ý niệm tuyệt đối.

Ba là,thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử. Hêghen coi lịch sử là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian. Lịch sử nhân loại có được nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân. Ý thức cá nhân chỉ là sự khái quát, sự “đi tắt” toàn bộ lịch sử mà ý thức nhân loại đã trải qua. Ý thức nhân loại là sự tái hiện lại toàn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại, là sản phẩm của lịch sử, là hiện thân của

ý niệm tuyệt đối.

Bốn là,triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối. Hêghen thừa nhận có 3 hình thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáotriết học, trong đó, triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, triết học là khoa học của mọi khoa học, là

khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư tưởng con người. Nhưng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là

thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng. Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào đó đều là sự chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng trước đó, đặc biệt là tư tưởng triết học. Triết học lịch sử triết học thống nhất với nhau như là sự thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử; vì vậy, triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm tuyệt đối. Theo quan điểm này thì triết học Hêghen, - khoa học về ý niệm tuyệt đối -, được chia thành 3 bộ phận là khoa học lôgích, triết học tự nhiên, triết học tinh thần;ứng với 3 giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với no.

Như vậy, trong Hiện tượng luận tinh thần, Hêghen đã thoát ra khỏi hệ thống triết học Senlinh, và định hướng cho một hệ thống triết học mới của riêng mình. Hệ thống triết học mới này được ông trình bày chi tiết trong bộ Bách khoa toàn thư các khoa học triết học, - bao gồm 3 quyển là Khoa học lôgích, Triết học tự nhiên Triết học tinh thần.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 72 - 73)