Về bản thể luận và triết lý về đạo đức – chính trị – xã hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 25 - 26)

- Quan niệm về nghĩa: Theo Nho gia, nếu nhân là lòng thương người, đức nhân dùng để đối xử với người và tạo ra người, thì nghĩa là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng để đối xử với chính mình và tạo ra ta.

a) Về bản thể luận và triết lý về đạo đức – chính trị – xã hộ

Xuất phát từ thế giới quan duy tâm, Mặc Tử không chỉ tin có Trời mà còn tin có quỷ thần, – những thế lực đầy quyền uy, thiêng liêng, luôn giám sát chặt chẽ mọi hành vi của con người để khen thưởng những việc làm nhân nghĩa hay trừng phạt những hành động độc ác của họ một cách công minh. Dù tin có Trời, nhưng Mặc Tử chống lại thuyết Thiên mệnh của Nho gia và đưa ra thuyết Thiên ý – minh quỷ. Theo ông,

ý trời luôn muốn mọi người cùng thương yêu nhau, cùng làm lợi cho nhau; chứ không muốn con người ghét nhau, làm hại nhau. Sự giàu - nghèo, thọ - yểu, hạnh phúc - bất hạnh... không phải do thiên mệnh mà

là do nhân tạo. Nếu con người luôn nổ lực làm việc, biết thực hành tiết kiệm tiền của thì nhất định sẽ giàu có, và sớm thoát được cảnh nghèo đói.

Do coi thiên ý – minh quỷ sáng láng, công minh luôn là khuôn phép, mực thước cho hành vi đạo đức của con người mà Mặc Tử chống lại cách hiểu nhân – nghĩa, chống lại việc phân biệt đối xử của Nho gia và đưa ra thuyếtkiêm ái.

Theo Mặc Tử, kiêm cũng là nghĩa, đối lập với biệt; còn ái cũng là nhân, đối lập với ố. Kiêm ái cũng chính là nhân nghĩa. Kiêm ái không chỉ là yêu hết thẩy mọi người (không phân biệt người thân – sơ, trên – dưới, làng mình - làng người, nước mình - nước ngoài) như thể yêu mình mà còn là loại bỏ sự chia rẽ, phân biệt, thù ghét; Kiêm áilàm lợi, trừ hại cho mọi người… Nếu Nho gia đối lập nghĩa với lợi, thì Mặc gia coi nghĩa là danh, lợi là thực; chúng hoàn toàn thống nhất với nhau. Việc làm không có lợi là việc làm bất nghĩa.

Ông phản đối đường lối lễ trị, và đòi hỏi thực hiện thượng đồng, thượng hiền, tiết dụng, tiết táng, phi nhạc, thiên chí – minh quỷ, kiêm ái, phi công. Thượng đồng có nghĩa là thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội, tán đồng từ dưới lên trên, trên dưới tình ý thông nhau. Thượng hiền có nghĩa là tiến cử và sử dụng người tài giỏi trong việc công. Ai tài thì được làm quan. Quan dốt kém thì bị phế bỏ, mà không kể thuộc giai cấp nào…

Sang thời Chiến quốc, thuyết kiêm ái bị các trường phái khác phê phán mạnh mẽ. Nho gia, Pháp gia coi thuyết kiêm ái của Mặc gia là không nhận có cha, không nhận có vua, vì vậy, con người chẳng khác gì cầm thú.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình môn Lịch sử triết học doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w